Tê tê hay còn gọi là con Trút hay Xuyên Sơn, là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota). Tê tê sinh sống ở các miền nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Xem thêm:
Phần lớn các loài Tê tê sinh hoạt vào ban đêm.
Thị giác của chúng rất yếu, trong khi khứu giác và thính giác lại phát triển tốt, điều này đã giúp chúng rất nhiều trong việc tìm kiếm côn trùng, còn ban ngày nó cuộn tròn như quả bóng để ngủ.
Mô tả
Chiều dài cơ thể chúng đo được khoảng từ 30 – 100cm. con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng là loài sống đơn độc và chỉ gặp bạn tình trong mùa sinh sản mỗi năm 1 lần và thường xảy ra vào mùa hè hoặc mùa thu. Thay vì con đực sẽ tìm kiếm con cái như các loài khác, thì ở têtê con đực sẽ đánh dấu vị trí của mình bằng nước tiểu hoặc phân để con cái có thể tự tìm thấy chúng.
Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc chỉ chừa phần dưới bụng, và đây cũng là loài động vật có vú duy nhất sở hữu lớp vảy cứng như tấm áo chống đạn này. Mép vảy của têtê sắc nhọn giúp chúng rất nhiều trong việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng và lông các loài động vật có vú khác, toàn bộ lớp vảy này chiếm đến 20% trọng lượng cơ thể chúng. Ngoài ra khi bị kẻ thù tấn công tê tê còn xịt dung dịch axit hôi từ tuyến hậu môn.
Tê tê có móng dài và cứng, móng của 2 chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì có móng vuốt dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, chúng di chuyển bằng cách co hai chân trước lên và giẫm lên mu bàn chân.
Ngoài ra chúng còn sử dụng móng vuốt rất chắc khoẻ và sắc để đào sâu vào những hang mối lớn, rồi chui hẳn vào bên trong tổ mối, nằm trong đó từ từ ăn các con mối bên trong tổ. Hoặc nó sẽ dùng cách này để đánh bẫy. Sau khi chui vào tổ mối, nó nâng vẩy lên để mối chui vào cơ thể, rồi sau đó hạ vẩy xuống ép cho mối chết.
Sau mỗi lần như thế tê tê lại rũ mình một vài lần làm cho mối rơi xuống rồi dùng lưỡi liếm xác mối để ăn. Với động tác như thế, tê tê lặp lại nhiều lần cho đến lúc thấy no mới thôi.
Tê tê ăn gì?
Miệng không có răng, thức ăn chủ yếu là kiến và mối, khi bắt mồi nó dùng cái lưỡi dài lên đến 40cm, và nước dãi rất dính để bắt mồi, riêng cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng, khi nuốt con mồi nó còn nuốt kèm theo các hạt sỏi để giúp tiêu hoá thức ăn trong dạ dày. Một con tê tê có thể tiêu thụ từ 140 đến 200 g thức ăn. Cái đuôi ngoài việc giữ thăng bằng khi di chuyển, nó còn có nhiệm vụ giống như loài khỉ là cầm nắm, vịn vào cành cây khi chúng leo trèo.
Sinh sản
Vào mùa sinh sản, tê tê làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất, khi đào hang, hang có thể sâu đến 3,5m. Tê tê mẹ mang thai khoảng từ 120-150 ngày, tuỳ vào từng giống nòi mà có thể đẻ từ 1 – 3 con non, nhưng thông thường chỉ đẻ 1 con, ít khi nào đẻ 2 con. Tetê con mới đẻ có trọng lượng từ 80 – 450g.
Têtê con bám vào đuôi mẹ, khi gặp nguy hiểm têtê mẹ giấu con dưới bụng và cuộn tròn lại, nhưng cũng có loài tê tê ẩn trong hang từ 2 đến 4 tuần tuổi sau khi đẻ mới ra ngoài. khi mới sinh ra vảy tê tê mềm nhưng rồi sẽ cứng dần theo thời gian. Chúng thôi sữa vào lúc 3 tháng tuổi và khi đến 2 tuổi thì trưởng thành và có thể sinh sản được.
Hiện nay các loài tê tê đều bị con người săn bắt để lấy thịt. Ở một số nơi thịt của chúng được coi là cao lương bổ ích trong đông y, nên rất cao giá. Cũng chính vì vậy mà loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vào năm 2000 một lệnh cấm thương mại với bất kỳ hình thức nào dù là các bộ phận trên cơ thể của tê tê cũng không được phép. Thế nhưng tình trạng buôn lậu vẫn diễn ra.
Tài liệu tham khảo: