Những ai lúc nhỏ đã từng sinh sống ở những vùng quê thanh bình, chắc sẽ không thể quên giọng hót của loài chim này mỗi khi hè về – chim tìm vịt (Cacomantis merulinus).
Xem thêm:
- Bắt Cô Trói Cột Loài Chim Chỉ Cần Nghe Tiếng Là Biết Tên
- Chim Quế Lâm (Kim Oanh Mỏ Đỏ) Loài Chim Siêu Đẹp
Vào những buỗi chiều tĩnh lặng hay những sáng mai sớm, trong không khí yên bình, một giọng hót thánh thót ngân vang đâu đó trên cành cây, nhưng cố căng mắt nhìn mãi cũng không thấy, giọng hót tưởng có vẻ rất xa nhưng lại gần, giọng hót mang âm điệu buồn và nhớ nhà da diết.
Tiếng hót đó là của loài chim Tìm vịt hay còn gọi là chim Gọi vịt, ( có tên tiếng anh là Plaintive Cuckoo và danh pháp khoa học là Cacomantis merulinus ). Chúng là một loại chim cận sẻ nằm trong họ cu cu (Cuculidae). Loài chim này đươc tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Chim Gọi vịt chủ yếu được tìm thấy trong các khu rừng, những ngọn đồi thấp, một số thì ưa thích các khu vực thông thoáng ở nông thôn. Chúng có thể sinh sống ở độ cao từ 1400 – 2000 m
Chim trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng từ 18 – 24 cm, trọng lượng cơ thể từ 22 – 25 g.
Chim Tìm vịt trống có phần đầu màu xám nâu, lưng cánh và đuôi có màu xám đen nhưng phía dưới đuôi có thêm vệt trắng xen kẽ, bụng có màu hạt dẻ, chân màu vàng. Chim mái và chim chưa trưởng thành có màu lông khá giống nhau, từ đầu cổ, phía trên cánh, lưng, đuôi có màu nâu cam, còn phía dưới bụng thì màu trắng, toàn thân loài chim này còn có thêm các vệt màu đen xen kẽ.
Thức ăn của chim tìm vịt là côn trùng, các loài thân mềm, nhất là các loài sâu bướm có lông có độc, đôi khi nó cũng ăn cả trái cây. Trong mùa sinh sản chim Tìm vịt trống thường cất tiếng hót vang trên cành cây cao.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Không giống như các loài chim khác, gọi vịt là loài không làm tổ, nó là loài ký sinh. Chim mái tìm đến tổ các loài chim nhỏ khác rồi ăn một quả trứng trong tổ, xong nó đẻ trứng của mình vào tổ của loài chim bị ký sinh.
Sau khi đẻ chim tìm vịt mẹ bay đi, mà không cần biết số phận quả trứng của mình vừa đẻ ra sẽ như thế nào. Cũng kể từ đó, nó không một lần quay lại. Trong khi những con chim vật chủ sẽ trở thành bố mẹ nuôi của gọi vịt con.
Cũng chính vì bản năng của loài chim gọi vịt như vậy nên ông bà ta xưa có câu: “Chiều chiều chim vịt kêu chiều – Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau”. Qua câu ca dao, có thể thấy đó là tiếng kêu của những con chim vịt con chưa bao giờ biết mặt mẹ, tiếng kêu khoắc khoải, nỗi niềm của đứa trẻ mồ côi.
Tuy nhiên khi chim tìm vịt non nở ra, cũng giống như loài tu hú, nó thường có xu hường đẩy những quả trứng còn chưa nở của chim vật chủ ra khỏi tổ, kể cả các chim non đã nở cũng bị chung số phận. Nó gần như độc chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ nuôi và sau đó lớn rất nhanh. Rõ ràng là chim gọi vịt mẹ chẳng cần phải lo lắng gì cho đứa con “bé bỏng” của nó.
Link Video Về Loài Chim Tìm Vịt
Tài liệu tham khảo: