Động đất và sóng thần là hai hiểm họa thiên nhiên, mà con người gánh chịu với những tổn thất, tang thương về người và tài sản. Sau đây Loaivat.com sẽ liệt kê 8 trận động đất – sóng thần mạnh nhất từ năm 2004 đến nay.
Xem thêm:
Mục Lục
1- Sóng thần ở Ấn độ dương 26-12-2004
Ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,2 độ Richter ở Ấn Độ Dương tạo ra trận sóng thần cao 30m đã cướp đi sinh mạng khoảng 228.000 người tại 14 quốc gia giáp Ấn Độ Dương và làm ít nhất 1,8 triệu người không còn chốn nương thân, trong đó Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nhất.
Ở Thái lan
Ngày 26-12-2004 đã ghi dấu một trong những thảm họa tang thương nhất ở Thái Lan. hơn 1.000 người, gồm cả khách du lịch người nước ngoài hôm 24/12 đã tập trung tại bãi biển Khao Lak, một trong những bãi biển bị phá huỷ nhiều nhất ở nước này, Hơn 5.400 người Thái Lan đã thiệt mạng trong thảm hoạ sóng thần Ấn Độ Dương.
Tại Indonesia
Còn ở indonesia Cơn địa chấn khủng khiếp này bắt đầu ở phía Bắc đảo Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía Tây của miền Bắc đảo Sumatra – Indonesia và làm thiệt hại với khoảng 130.000 nạn nhân.
2- Động đất ở Trung quốc 12/5/2008
Tại Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên TQ, ngày 12.5.2008 đã xảy ra trận động đất 7 độ Richter làm gần làm 87.000 người chết và mất tích.
Trong trận động đất này ở Tứ Xuyên đã cướp đi sinh mạng của 213 người trong đó 25 người hiện vẫn mất tích. Hơn 11.000 người bị thương, 13.000 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 220.000 người buộc phải đi sơ tán khỏi vùng chịu thiên tai.
Trận động đất tại thị trấn Lô Sơn nằm cách 200 km so với tâm chấn cực mạnh tại huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên – thảm họa này gây tổn thất lớn nhất trong nhiều năm qua tại Trung Quốc, khiến 87.000 người chết và mất tích.
Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm
3- Động đất tại Chile 27/2/2010
Trận động đất tại Chile hôm 27/2 thuộc nhóm những cơn địa chấn siêu mạnh 8,8 độ Richter, và diễn ra khoảng 3 phút, ở Trung Nam Chile đã gây ra sóng thần và khiến 500 người thiệt mạng.
Đây là trận động đất mạnh nhất tại Chile kể từ trận địa chấn mạnh 9,5 độ năm 1960, và cũng là trận động đất mạnh nhất trên thế giới kể từ năm 2004 tại Ấn Độ Dương
Trận động đất này ở Chile có cường độ gấp 500 lần trận động đất ở Haiti một tháng trước đó và gần thủ đô Santiago của Chile, tuy nhiên lại gây thiệt hại nhân mạng thấp hơn nhiều nếu so với Haiti, vì chính quyền Chile đã có những chuẩn bị chu đáo từ lâu:
Như là tập dượt trẻ em cách đối phó khi động đất xảy ra, và luật pháp Chile yêu cầu các công trình xây dựng phải chống được thiên tai này, cũng như mạng lưới các nhân viên cứu hộ phản ứng cực nhanh.
4- Động đất ở Haity 12/1/2010
Trận động đất mạnh nhất Haiti trong hơn 200 năm qua đã làm rung chuyển nước này hôm 12/1, phá hủy nhiều tòa nhà và để lại thi thể người la liệt trên phố.
Trận động đất 7 độ richter xảy ra lúc gần 5h chiều 12/1 (giờ địa phương) và tiếp sau đó là hai đợt dư chấn với cường độ 5,9 và 5,5 độ richter. Tâm chấn cách thủ đô Port-au-Prince 15 km về phía tây và nằm ở độ sâu 8 km dưới mặt biển.
Hội chữ thập Đỏ quốc tế loan báo rằng có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, con số thương vong mà Chính phủ Haiti ước tính hơn 200.000 người.
Haiti là quốc gia nghèo nhất ở phía tây bán cầu, được xếp hạng thứ 149 trong 182 quốc gia về chỉ số phát triển con người. Người ta quan ngại về khả năng cung cấp các dịch vụ khẩn cấp khi quốc gia này đối mặt với thảm họa nghiêm trọng, và quốc gia này được xem là dễ tổn thương về kinh tế theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
Trận động đất xảy ra quá bất ngờ và vì là một nước nghèo nên có rất ít bệnh viện nhưng đã bị phá hủy hết nên một số bác sĩ đã cho nạn nhân vô nhà mình trị bệnh con số bệnh nhân lên tới 100 người trong một ngôi nhà nhỏ.
5- Sóng thần ở Nhật 11/3/2011
Ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter và những đợt sóng thần có chiều cao đến 10 m tàn phá một vùng rộng lớn ở đông bắc Nhật Bản, cướp gần 16.000 sinh mạng.
Những ngọn sóng dữ đổ ập xuống đường ở thành phố Miyako, Nhật Bản. Thảm họa kép ngày 11/3/2011 bắt đầu bằng một trận động đất có cường độ đến 9 độ Richter, tâm chấn ở khu vực đông bắc thủ đô Tokyo
Một giờ sau khi địa chấn xảy ra, sóng thần từ bờ biển quét vào những khu dân cư ven biển ở tỉnh Iwanuma, kéo về sân bay Sendai. Theo CNN, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần tính đến ngày 10/2/2015 là 15.890 người
Nguyên nhân xảy ra sóng thần là do sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ tại rãnh Nhật Bản với tốc độ 8 cm/năm qua quãng thời gian lâu dài đạt một mức độ đủ lớn làm đứt gãy liên kết giữa hai mảng này dẫn đến sự trượt lên nhau của hai mảng.
Mảng Thái Bình Dương đâm xuống phía dưới, mảng Bắc Mỹ trượt lên trên. Kết quả là sự sụt lở và sự trồi lên của đáy biến tạo nên động đất và sóng thần.
6- Động đất Trung quốc 2014
Ngày 3/8/2014 lại xảy ra một trận động đất mạnh tại thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
đã làm 381 người đã thiệt mạng và 1.881 người khác đã bị thương, và gây sụp đổ hơn 12.000 căn nhà, hơn 30.000 căn nhà khác bị thiệt hại, sau trận địa chấn mạnh 6,5 độ richter.
7- Động đất Nepan 25/4/2015
Đây là trận động đất mạnh từ 7,8 hoặc 8,1 độ Richter, xảy ra vào ngày 25 tháng 4 năm 2015. Tiếp đó một trận địa chấn lớn thứ 2 với độ lớn 7.3 độ Richter . lan rộng
Trận địa chấn làm thiệt mạng hơn 8000 người ở Nepal và con số bị thương lên đến 16000 người tính cả các vùng lân cận bị ảnh hưởng như Ấn Độ, Trung Quốc, và Bangladesh.
Có ít nhất 7347 người chết và hơn 14000 người bị thương chỉ riêng ở Nepal trong khi đó có 78 người chết và hơn 200 người bị thương ở các bang Uttar Pradesh và Bihar thuộc Ấn Độ, 25 người chết ở Tây Tạng và 4 ở Bangladesh.
Trận động đất đã làm lở tuyết ở trên núi Everest, làm chết ít nhất 13 người tại trại căn cứ phía nam, một nhóm leo núi là quân nhân Ấn Độ thông báo đã tìm thấy 18 người chết.
Có khoảng 700 đến hơn 1.000 người được cho là đang ở trên núi vào thời điểm xảy ra động đất, có ít nhất 30 người bị thương và không biết có bao nhiêu người mất tích hoặc bị mắc kẹt ở các độ cao cao hơn.
8- Động đất ở Nhật 15/4/2016
Từ ngày 14 đến ngày 19/4/2016 đã xảy ra liên tiếp hơn 600 trận địa chấn lớn nhỏ, xảy ra tại hòn đảo Kyushu của Nhật Bản.
Ngày 14/4, một trận động đất có cường độ 6,5 độ richter đã tấn công phía đông thành phố Kumamoto trên đảo Kyushu Nhật Bản, khiến rất nhiều người dân địa phương thiệt mạng và gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống cơ sở vật chất. Sau đó, xuất hiện nhiều cơn dư chấn của trận động đất này, điển hình là trận động đất 7,0 độ richter xảy ra ngay sau đó.
Trận động đất đã làm chết ít nhất 42 người, khoảng 3.000 người bị thương. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng Kumamoto. Hơn 44.000 người đã phải di tản khỏi khu vực này để tránh thảm họa.