Diều lửa (Haliastur indus), trước đây chúng được gọi với cái tên đại bàng biển lưng đỏ ở Úc. Đây là một loài chim săn mồi cỡ trung bình, thuộc họ Ưng (Accipitridae).
Xem thêm:
Phân bố – Môi trường sống.
Diều lửa chủ yếu được tìm thấy tại các tiểu lục địa Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Đông Nam Á và Úc. Ở Việt Nam, Diều lửa được tìm thấy tại vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
Diều lửa thường xuất hiện tại các bờ biển và những vùng ngập nước nội địa, cửa sông… nơi đây chúng có thể tìm và ăn cá chết cũng như những con mồi khác.
Mô tả
Diều lửa trưởng thành có bộ lông màu hạt dẻ, tương phản với phần đầu và ngực có màu trắng, màu đen xuất hiện ở phần đầu của đôi cánh, điều này giúp chúng dễ dàng phân biệt với các loài chim săn mồi khác.
Chiều dài cơ thể giao động từ 44 đến 52 cm, với cân nặng chim trống từ 409 – 650 g, chim mái nặng hơn một chút từ 434 – 700 g, sải cánh rộng từ 110 – 125 cm. Chúng có đôi chân ngắn màu vàng, mắt màu tối và mỏ màu vàng chanh có móc cong quặp sắc nhọn.
Diều lửa ăn gì?
Thường thì diều lửa thích đậu trên các thân cây lớn biệt lập, hoặc bay lượn dọc theo bờ biển và bãi bồi, rồi hạ thấp xuống để cố tóm con mồi dưới nước rồi lại bay vụt lên mang con mồi đến những cành cây quen thuộc để ăn.
Diều lửa chủ yếu là kẻ ăn xác thối của các loài cá hoặc cua chết, tại các vùng đất ngập nước và đầm lầy. Tuy nhiên đôi khi chúng cũng săn bắt thêm các con mồi sống khác bao gồm thỏ rừng, chim, dơi, bò sát, lưỡng cư, cá, chân đốt, giáp xác và cả côn trùng, chúng còn có thêm thói quen đánh cắp con mồi từ các loài chim khác.
Sinh sản
Mùa sinh sản diễn ra chủ yếu vào mùa khô tại các vùng nhiệt đới, vào cuối mùa đông đến xuân ở phạm vi cận nhiệt đới.
Tổ thường được làm trong các khu rừng ngập mặn trên các thân cây sống, tổ có dạng hình bát được làm từ các cành cây nhỏ, phía trên lót thêm lá cây, rong rêu. Chim mẹ đẻ khoảng 2 quả trứng màu trắng, cả hai chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng, tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng chỉ một mình chim mái ấp trứng trong khoảng từ 26 đến 35 ngày.
Các chim non nhận sự chăm sóc của cả hai chim bố mẹ trong khoảng từ 44 đến 56 ngày, trước khi chúng rời tổ. Các chim non sẽ trưởng thành về giới tính khi chúng được 2 tuổi.
Hiện trạng bảo tồn
Diều lửa được xem là loài có ít mối quan tâm nhất, tuy nhiên hiện tại loài chim săn mồi diều lửa đang bị suy giảm ở một số khu vực mà chúng sinh sống.
Tuổi thọ
Đang cập nhật
Tài liệu tham khảo: