Cá ba gai ( Gasterosteus aculeatus ) là loài cá có nguồn gốc ở hầu hết các vùng biển ven bờ phía Bắc bán cầu.
Xem thêm:
Cá ba gai là loài cá cỡ nhỏ, chiều dài trung bình chỉ khoảng từ 3 – 4 cm, thỉnh thoảng cũng có những con đạt đến 8 cm nhưng khá hiếm. Các cơ sở của đuôi khá mảnh mai. Vây đuôi có 12 tia. còn vây lưng có khoảng từ 10-14 tia.
Ngoài ra trên lưng của nó còn có 3 gai nhọn đúng với cái tên cá ba gai của nó. tất cả những cấu trúc vây gai này làm cho kẻ thù cực kỳ khó nuốt khi có ý định ăn thịt chúng. Toàn bộ cơ thể không có vảy nhưng nó được bảo vệ bởi những tấm vây gai rất chắc chắn.
Cá ba gai có các màu khác nhau, nhưng xu hướng là trên lưng có màu ô liu xám hoặc bạc, đôi khi là màu nâu đốm. 2 bên và bụng có màu bạc. Ở con đực khi đến mùa sinh sản mắt chuyển thành màu xanh, phần dưới mắt và bụng có màu đỏ tươi.
Cá ba gai có thể sống ở vùng nước lợ hay biển và thậm chí cả nước ngọt, chúng thích sinh sống ở những vùng nước có tốc độ chảy chậm và các thảm thực vật đáy. Thức ăn chính của cá ba gai là các loài ấu trùng dưới tầng đáy, hoặc các loài sinh vật phù du, chúng cũng có thể ăn các con mồi từ mặt đất rơi xuống bề mặt nước và nó còn ăn cả trứng và cá bột.
Sinh sản
Từ cuối tháng 4, chúng di chuyển từ các vùng nước sâu đến các vùng nước nông. Ở đó, mỗi con đực bảo vệ một vùng lãnh thổ, và cũng ở nơi này con đực xây dựng cho mình một cái tổ thường là dưới mặt đất.
Cá ba gai bắt đầu bằng cách đào một cái hố nhỏ, sau đó đi thu gom các cành lá của các cây thuỷ sinh bao gồm các sợi tảo. Sau khi cái tổ hình thành là một đống hỗn độn và có sự liên kết giữa các vật liệu với nhau, lúc này nó sẽ tạo một đường hầm thông qua cái tổ hình cầu bằng cách bơi xuyên qua cái tổ một cách mạnh mẽ.
Công trình làm tổ này thường mất khoảng từ 5-6 giờ làm việc, mặc dù các công việc phụ có thể mất đến vài ngày. Sau khi tổ hoàn thành cá đực sẽ chờ đợi cho cá cái bơi ngang qua, rồi thực hiện một vũ điệu zigzag, rồi tiếp cận cá cái và bơi với khoảng cách gần từ bên trái sang bên phải, sau đó hướng cá cái đi theo nó đến tổ, nếu cá cái đi theo, nó sẽ lắc đầu đến lối vào trong tổ và cũng có thể nó sẽ bơi qua đường hầm, con cái sau đó chui đầu vào đường hầm và nằm gọn trong tổ.
Khi cá ba gai cái nằm gọn trong tổ nó bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng có thể từ 40-300 trứng, còn nhiệm vụ của cá đực là đứng phía sau và thụ tinh trứng, sau khi đẻ trứng xong, con đực chủ động đuổi con cái ra khỏi tổ.
Trong suốt quá trình phát triển của trứng, con đực sẽ đuổi những con cá khác có ý định đến gần tổ, tuy nhiên cá đực có thể đưa các con cá cái khác vào trong cùng 1 tổ để cá cái đẻ trứng thêm lần nữa. Cá bố chăm sóc trứng bằng cách dùng vây ngực quạt vào tổ tạo một dòng nước thông qua tổ theo lối vào của đường hầm.
Một lượng oxy được nước mang theo sẽ hoà tan vào trứng, cá bố làm điều này cả ngày lẫn đêm và hành động này sẽ gia tăng khi trứng sắp nở.
Vào cuối giai đoạn phát triển của trứng, cá ba gai bố thường xuyên tạo ra các lỗ trên mái và phía bên rìa tổ, điều này có thể là để cải thiện lượng oxy khi nước lưu thông qua khu vực này và hành động dùng vây quạt nước vào tổ ở giai đoạn này là nhiều nhất.
Khi trứng nở ra cá bột, cá bố sẽ cố gắn giữ chúng ở lại tổ trong một vài ngày, nó hút các con cá con lang thang bên ngoài vào miệng và nhả vào tổ. Sau khi đủ lớn để phân tán ra, con đực sẽ bỏ tổ hoặc sửa chữa lại để chuẩn bị cho mùa sinh sản khác.