Cua biển / tên tiếng anh là mud crab, green crab hoặc mangrove ( Scylla serrata ) còn được gọi với những tên khác như cua sú, cua xanh, cua bùn… Ở Việt Nam phổ biến có hai loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa).
Xem thêm:
- Cua đỏ Đảo Giáng Sinh & Bí Ẩn Đàn Cua Hàng Triệu Con Di Cư
- Cua dừa loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới
Cua biển sống và sinh trưởng trong các vùng nước lợ ven biển như: vùng ngập mặn, cửa sông, hay đầm phá… và ngay cả trong thủy vực nước ngọt. Cua trú ẩn trong các hang vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn tuy nhiên chúng cũng có khả năng nhịn đói từ 10-15 ngày.
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe.
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá…
Cua bùn (Scylla serrata) là loài cua lớn có giá trị kinh tế cao sống trong những khu rừng ngập mặn ở châu Phi, châu Á và Australia. Đây là loài thường ăn thịt đồng loại trong tự nhiên. Khi mới lột xác, lớp vỏ của cua bùn còn mềm nên dễ bị những con có vỏ cứng tấn công. Con cái có thể đẻ tới một triệu con non. Cua trưởng thành có thể nặng 3,7 kg và bề rộng mai lên tới 24 cm.
Cua là nguồn thực phẩm rất được yêu thích và có giá trị với con người nên nhiều người đã xem việc bắt cua như một nghề mưu sinh. Điều này phần nào sẽ làm suy giảm về số lượng loài cua. Hiện nay một số khu vực đã ban hành những quy định hạn chế nghiêm ngặt để bảo vệ sự phát triển lâu dài của loài cua bùn.
Sinh sản
Cua trưởng thành có thể bò trên cạn và di chuyển rất xa, hơn nữa cua thường có tập tính di cư ra các vùng nước mặn ven biển để sinh sản.Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau.
- Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ rồi biến thái trở thành cua con.
- Cua con: bắt đầu đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên.
Quá trình phát triển trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày /lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng…
Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn.
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28cm với trọng lượng từ 1-3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7.5-10.5 cm. Tuy kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng mai, nhưng trọng lương cua đực vẫn nặng hơn cua cái.
Tài liệu tham khảo: