Đại bàng thảo nguyên ( Hieraaetus pennatus, hoặc Aquila pennata ) đây là một loài chim săn mồi di cư, kích cỡ trung bình, thuộc họ Ưng (Accipitridae).
Xem thêm:
Mục Lục
Phân bố
Đại bàng thảo nguyên sinh sản ở miền nam châu Âu, từ Tây Ban Nha, đông Bồ Đào Nha, Bắc Phi và nam Á, đến Nhật Bản. Chúng trải qua mùa đông ở Châu Phi và Ấn Độ.

Môi trường sống
Đại bàng thảo nguyên thích các khu rừng có những khoảng trống trải, chúng cũng thường được tìm thấy tại các vùng đất trống hoặc đồng cỏ… Ở một số khu vực chúng còn được quan sát thấy xuất hiện tại các làng mạng thị trấn.
Mô tả
Bộ lông cơ bản có 2 hình thái tương đối khác biệt:
- Hình thái tối màu (Dark morph), ít phổ biến hơn. Với đầu và cổ có màu nâu nhạt kèm theo các vệt nâu đậm hơn, phía trên lưng có màu nâu sẫm. Phần dưới cơ thể có màu nâu đen, trong khi phần dưới đuôi có màu nâu xám.

Chân có nhiều lông, thường có màu nâu hoặc nhạt hơn. Và cũng trong hình thái này chúng trông khá giống với loài Diều hâu đen (Milvus migrans) .
- Hình thái sáng màu (Light Morph), ở hình thái này chúng có bộ lông phía trên lưng màu xám đen, phần dưới bụng và chân có màu trắng, kèm thêm các vệt nâu. Đầu có màu nâu nhạt, các lông cánh thường có màu đen.

Cả hai giới tính đều tương tự nhau, nhưng chim mài thường sẽ to lớn hơn chim trống.
Đây là một dòng đại bàng nhỏ, chúng có kích thước tương đương với một con Diều thường (Buteo buteo). Chim trống có cân nặng giao động từ 510 – 770 g, trong khi chim mái to lớn hơn một chút khoảng 840 – 1025 g. Chiều dài cơ thể khoảng 45 – 55 cm, và sải cánh dài từ 110 – 130 cm.
Hành vi
Đại bàng thảo nguyên có chuyến bay khá ngoạn mục, chúng bay lượn thành những vòng tròn hẹp phía trên khu rừng, rồi đột ngột phóng xuống ở độ cao của ngọn cây, sau đó chúng hạ xuống thấp hơn ở một khoảng trống rộng và rồi lại bay lên với đôi cánh gần như bất động.

Đại bàng thảo nguyên ăn gì?
Khi săn mồi, loài đại bàng này thường bay lượn khá cao, khi phát hiện con mồi, nó lao nhanh xuống dưới, các móng vuốt được giữ ở tư thế sẵn sàng hướng về phía trước, điều này giúp chúng dễ dàng bắt bất kỳ con chim nhỏ nào trên mặt đất hoặc đang bay ở độ cao thấp. Chúng cũng dùng cách này để săn bắt thỏ và thằn lằn.
Ngoài bay lượn, đại bàng thảo nguyên cũng thường đậu ở rìa rừng và chờ đợi con mồi. Chúng cũng có thể hạ xuống đất tìm bắt côn trùng trong lúc đi bộ, đôi khi chúng cũng ăn cả trứng và chim non trong tổ các loài chim khác.
Đại bàng thảo nguyên thường săn bắt các loài chim cỡ vừa và nhỏ, chúng cũng săn bắt cả các loài động vật có vú nhỏ như chuột, bò sát như thằn lằn và cả các loài côn trùng lớn.
Di cư
Ở châu Âu, hầu hết Đại bàng thảo nguyên đều di cư, chỉ một số ít trải qua mùa đông ở miền nam châu Âu. Chúng sẽ rời châu Âu vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, và sau đó quay trở lại khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 4.
Sinh sản
Trong mùa sinh sản, cả hai chim trống mái thường bay lượn phía trên khu rừng và kêu to. Mối quan hệ cặp đôi kéo dài suốt cuộc đời. Và cũng thường tái sử dụng các địa điểm làm tổ hàng năm.
Chúng làm tổ khá gần nhau và không bảo vệ bất kỳ vùng lãnh thổ nào, tổ thường được lót trên cây, trong bụi rậm, trên các gờ đá hoặc trong các cây cô lập.
Tổ được làm khá lớn, với đường kính khoảng 70 cm, dày khoảng 30 cm. Nguyên liệu chủ yếu là các cành cây nhỏ và lá xanh được thay mới trong suốt thời kỳ sinh sản. Đôi khi chúng cũng sử dụng lại các tổ của những loài chim lớn khác.
Chim mẹ thường đẻ từ 1 – 2 quả trứng, cách nhau hai hoặc ba ngày. Thời gian ấp kéo dài từ 37 đến 45 ngày. Thời gian này chim bố có trách nhiệm mang thức ăn về.
Sau khi nở, chim non phát triển khá nhanh. Những chiếc lông vũ đầu tiên xuất hiện khi chúng được khoảng 20 ngày tuổi, và chỉ sau 40 ngày tuổi bộ lông đã hoàn chỉnh. Sau từ 50 đến 75 ngày tuổi, đây cũng là khoảng thời gian mà chúng rời tổ.
Sau khi rời tổ chim non vẫn sẽ được bố mẹ cho ăn ở gần khu vực tổ thêm một khoảng thời gian nữa, trước khi chúng hoàn toàn tự lập.
Hiện trạng bảo tồn
Các quần thể đại bàng thảo nguyên dường như khá ổn định, mặc dù chúng phải đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống do phá rừng ở một số khu vực. Hiện tại, theo Bách khoa toàn thư về sự sống loài đại bàng này được xem là loài có ít mối quan tâm (Giảm sút)

Tuổi thọ
Trong điều kiện nuôi nhốt đại bàng thảo nguyên có thể sống khoảng 12 năm (Nguồn).
Link video về loài Đại bàng thảo nguyên
Tài liệu tham khảo: