Diều ăn ong (Pernis ptilorhynchus) là một loài chim săn mồi trong gia đình họ Ưng.
Xem thêm:
Phân bố
Diều ăn ong được tìm thấy ở châu Á, từ miền trung Siberia đến Nhật Bản. Ở Việt Nam chúng sinh sống phổ biến ở các vùng Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng sẽ di cư vào mùa đông ở Bắc Bộ.
Diều ăn ong là loài chim di cư theo đàn, chúng có chuyến bay trú đông từ Nhật Bản đến các khu vực ở Đông Nam Á, và để làm được điều này chúng phải bay khu vực Biển Hoa Đông, chuyến bay thẳng trên mặt nước dài đến tận 700km, tất nhiên khi chúng bay vào mùa thu, gió trên biển sẽ thổi cùng hướng với hướng bay của chúng.
Mô tảTuy nhiên Khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến điều kiện gió trên toàn thế giới, sự hỗ trợ của gió trên Biển Hoa Đông có thể bị giảm.
Chim trống chủ yếu có màu xám, chim mái có màu nâu và to lớn hơn chim trống. Không giống như chim Ó, khi bay Diều ăn ong thường giữ cánh ở một góc không đổi. Nhìn chung bề ngoài của chúng giống diều, nhưng có đuôi dài, cổ dài và cái đầu có dáng giống như chim Bồ câu.
Bộ lông là khác nhau khá nhiều ở mỗi cá thể, nhưng hầu hết trên cổ có một vòng màu nâu tối và nhiều vạch ngang nổi rõ ở phía bụng và hai bên má. Chim trưởng thành bộ lông màu xám ở hai bên thân lên đến đầu. Lông đuôi có vằn ngang.
Diều ăn ong có chiều dài cơ thể giao động từ 51 – 68 cm. Chim trống có trọng lượng từ 750 đến 1280g, chim mái có cân nặng lớn hơn từ 950 đến 1490g, sải cánh giao động từ 115 đến 155cm. Thông thường Diều ăn ong chủ yếu im lặng, ngay cả trong mùa làm tổ. Thỉnh thoảng nó tạo ra các cuộc gọi như một tiếng huýt sao cao độ.
Môi trường sống
Môi trường sống chủ yếu là các khu vực có nhiều cây cối, chúng có vẻ thích các rừng cây lá rộng. Tuy nhiên chúng vẫn sẽ lui tới những khu vực gần thị trấn làng mạc hoặc các khu vực canh tác. Những vùng đất thấp, đồi núi … Diều ăn ong có thể xuất hiện ở những độ cao lên đến 2.000 mét.
Diều ăn ong ăn gì?
Thức ăn chủ yếu là ong bắp cày, đặc biệt là ấu trùng của ong, và tất nhiên nó cũng thích ăn cả sáp và mật ong. Ngoài ong nó cũng săn bắt cả các loài côn trùng khác, như dế, mối, kiến. Đôi khi chúng cũng ăn cả các loài động vật có xương sống như, thằn lằn, ếch, động vật có vú nhỏ, chim nhỏ.
Khi săn mồi chúng có thể đậu khá lâu tại một nơi cao thoáng có tầm nhìn tốt, rồi đưa mắt quan sát con mồi. Nó rất kiên nhẫn để theo dõi một con ong, và bay theo chúng để tìm đến tổ ong. Ngoài theo dõi để tìm đến tổ ong, nó còn sử dụng cả khứu giác để phát hiện ra tổ ong ở khoảng cách gần.
Khi phát hiện ra một tổ ong bắp cày treo lơ lửng trên cành, nó bay đến dùng mỏ tấn công vào tổ, tuy nhiên sau khi gây bất ngờ nó nhanh chóng rời khỏi tổ ong, và tiếp tục chiến lược, bất ngờ lao đến tấn công, rồi vội bay đi.
Với cái mỏ mỏng có đầu móc cong quặp xuống, kèm theo đó là các móng vuốt khá dài trên bàn chân, giúp diều ăn ong bám chắc và xé nát tổ ong một cách dễ dàng.
Sinh sản
Mùa sinh sản sẽ bắt đầu vào tháng 2 ở Ấn Độ, và ở những nơi khác thông thường sẽ là tháng 5 và nhất là tháng 6, việc sinh sản có liên quan chặc chẽ đến sự phong phú của loài ong bắp cày.
Tổ được làm chủ yếu trên những cây lá rộng, tuy nhiên chúng cũng vẫn sẽ làm tổ trên các loài cây khác. Những cái tổ được làm khá cao, đôi khi lên đến 28m so với mặt đất. Tổ được làm ở ngã ba cây, được lót bằng cành lá xanh kèm theo các vật liệu nhẹ khác.
Chim mẹ thông thường sẽ đẻ khoảng 2 quả trứng, thời gian ấp kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Các chim non sau khi nở được cả chim bố và mẹ chúng nhau chăm sóc, chúng được mang thức ăn về trong khoảng từ 35 đến 45 ngày. Sau khoảng thời gian đó chúng bắt đầu rời tổ và có cuộc sống tự lập.
Hiện trạng bảo tồn
Diều ăn ong được xem là loài có ít mối quan tâm và không bị đe doạ trên toàn cầu.
Tuổi thọ
– Đang cập nhật