Diều trắng cánh đen (Elanus caeruleus). Đây là một trong số 4 loài chim diều trong chi diều trắng.
Xem thêm:
- Chim Diều Đỏ [Red Kite] Loài Chim Săn Mồi Đẹp Nhất
- Diều Trắng Cánh Đen & Khả Năng Bay Lơ Lửng Trên Không
Mục Lục
Phân Loài
- Loài thứ nhất là Diều trắng vai đen, hay còn gọi là diều trắng Úc (Elanus axillaris), loài diều này sinh sống chủ yếu ở Úc, lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ.
- Loài thứ hai là Diều trắng đuôi trắng (Elanus leucurus), loài diều này sinh sống chủ yếu ở phía tây Bắc Mỹ và một phần của Nam Mỹ.
- Loài thứ ba là Diều trắng cánh chữ (Elanus scriptus), đây cũng là loài diều được tìm thấy chỉ ở duy nhất nước Úc, và đây cũng là loài diều duy nhất săn mồi về đêm.
- Và loài thứ tư, cũng là loài chim diều cuối cùng trong chi diều trắng có tên Diều trắng cánh đen, chúng khá nổi tiếng với thói quen bay lơ lửng trên các đồng cỏ mở, để quan sát động tĩnh của con mồi.
Phân bố – Môi trường sống
Diều trắng cánh đen được tìm thấy chủ yếu tại các vùng đất mở, bán hoang mạc ở châu Phi cận Sahara và vùng châu Á nhiệt đới, tuy nhiên chúng cũng xuất hiện ở Châu Âu, Tây Ban Nha và cả Bồ Đào Nha. Phạm vi loài dường như đang mở rộng ở Nam Âu và có thể ở Tây Á.
Ở Việt Nam loài chim này xuất hiện ở các vùng trong cả nước, nhưng trừ khu vực Tây Bắc.
Chúng có thể sinh sống tại các môi trường như thảo nguyên, đồng cỏ bán sa mạc, vùng đồng bằng trồng trọt và cây bụi. Loài diều này có thể được tìm thấy ở độ cao lên đến 2700m so với mực nước biển.
Mô tả
Diều trắng cánh đen có kích thước chiều dài cơ thể giao động từ 35 – 38 cm, sải cánh từ 80 – 95 cm, và cân nặng khoảng từ 197 – 343g. Thông thường diều trắng cánh đen sẽ im lặng, nhưng chúng cũng tạo ra các cuộc gọi như tiếng huýt sao yếu ớt.
Diều trắng cánh đen rất đặc biệt, với đôi cánh dài và kéo dài quá đuôi, được nhìn thấy rõ khi chúng đậu, bộ lông trắng ở phần dưới, xám trên lưng, đỉnh đầu và đen ở vai. Đôi mắt màu đỏ hướng về phía trước giống như loài cú. Cả hai chim trống và mái có bộ lông tương tự nhau.
Tập tính
Diều trắng cánh đen không di cư nhưng chúng có lối sống du mục để đáp ứng với điều kiện thời tiết cũng như lượng thức ăn. Chúng được cho là đã thích nghi để sống trong những môi trường hoang dã, nơi thường xuất hiện loài gặm nhấm tăng nhiều đến đỉnh điểm theo mùa.
Khi đậu trên các đường dây điện bên đường, nó thường điều chỉnh đôi cánh và giật đuôi lên xuống như thể để tự cân bằng.
Diều trắng cánh đen ăn gì?
Con mồi chủ yếu của loài diều này bao gồm châu chấu, dế và các loài côn trùng lớn khác, thằn lằn và đặc biệt là động vật gặm nhấm. Nó còn tấn công cả các con chim, rắn nhỏ và ếch.
Khi săn mồi, chúng thường đậu trên những cành cây nhô ra, từ đó đưa mắt quan sát con mồi. Tuy nhiên, ở những khu vực săn mồi không có điểm thuận lợi để đậu, thì nó sẽ thực hiện hành vi bay lơ lửng giữa không trung để quan sát con mồi.
Một khi con mồi được phát hiện, nó sẽ lặng lẽ đáp xuống tóm lấy con mồi. Và sẽ ăn những con mồi nhỏ trong chuyến bay, những con mồi lớn hơn được nó mang đến một nhánh cây, hoặc một tảng đá rồi mới ăn.
Sinh sản
Thời gian làm tổ được ghi nhận là suốt năm tại Ấn Độ, tuy nhiên chúng dường như không sinh sản vào tháng Tư và tháng Năm. Chim trống thiết lập vùng lãnh thổ, và bảo vệ vùng lãnh thổ của mình, chim mái sẽ di chuyển vào lãnh thổ của chim trống.
Tổ được làm một cách lỏng lẻo trên các cành cây, chim mái dường như là kẻ dành nhiều thời gian hơn trong việc mang vật liệu về làm tổ. Sau khi tổ hoàn tất, chim mẹ sẽ đẻ từ 3 đến 5 quả trứng màu kem nhạt kèm theo những đốm đỏ đậm.
Cả hai chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng từ 28 – 35 ngày, tuy nhiên chim trống sẽ thường mang thức ăn về. Sau khi các con non nở, chim trống có trách nhiệm mang thức ăn về, tuy nhiên đôi khi chim mẹ cũng có những chuyến đi săn gần tổ.
Các chim non sẽ đủ lông cánh sau khoảng 3 tuần tuổi và chúng có thể bay sau từ 30 đến 35 ngày. Sau khi rời tổ, các chim non sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thức ăn của bố mẹ sau khoảng 80 ngày. Các chim non sau khi tự lập sẽ phân tán đến những nơi xa để sinh sống, bộ lông trưởng thành sẽ có khi chúng được 2 năm tuổi.
Sau khi mùa sinh sản hoàn tất, chim mái thường di chuyển đến những vùng đất mới, đôi khi nó bỏ đi trước khi các con non tự lập, và công việc chăm sóc chim non lúc này sẽ do một mình chim bố đảm nhiệm.
Hiện trạng bảo tồn
Quần thể diều cánh đen dường như gia tăng ở một số khu vực, do nạn phá rừng làm nông nghiệp, tạo môi trường sống thích hợp cho quần thể động vật gặm nhấm và dĩ nhiên là Diều cánh đen ăn chúng.
Tuổi thọ
Tuổi thọ là không rõ, tuy nhiên theo một số tài liệu không đáng tin cậy khoảng 6 năm, và một vài tài liệu khác cho rằng chúng sống từ 15 đến 20 năm.
Video về loài Diều trắng cánh đen
Tài liệu tham khảo: