Loài Vật

Thế giới động vật

Rắn Hoa Cỏ Cổ Đỏ – Loài Rắn Tích Độc Từ Con Mồi




Rắn hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus), đây là một loài bò sát thuộc chi rắn hoa cỏ, họ rắn nước. Ngoài cái tên hoa cỏ cổ đỏ, loài rắn này còn có một số tên gọi khác như rắn cổ trĩ đỏ, rắn nước cổ đỏ, rắn cổ bẹt, rắn học trò, rắn hổ lửa, nữ hoàng bóng đêm. Và đây là loài rắn có độc.

Xem thêm:

Phân bố

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có phạm vi phân bố khá rộng, chúng là loài đặc hữu ở châu Á, một số nước điển hình như, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, bán đảo Đông Dương ( bao gồm các quốc gia: Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia bán đảo )

Rắn cổ đỏ/ rắn hoa cổ đỏ, nữ hoàng bóng đêm, rắn học trò, rắn hổ lửa
Photo by: Rushen

Mô tả

Đây là loài rắn có kích cỡ trung bình với tổng chiều dài chừng 77 – 95 cm. Phần trên đầu, thân, lưng đuôi có màu xanh cỏ, phần giữa cổ trở xuống thân dưới có màu đỏ, phần mặt bụng trước có màu trắng đục, mặt bụng sau có màu trắng vàng.

Mắt loài rắn này khá to, con ngươi có hình tròn. Răng hàm trên có từ 23 – 25 cái, và hai răng sau cùng to hơn, đây là loài rắn độc có nanh độc sau.

Tập tính

Chúng thường xuất hiện và săn mồi trong các ruộng lúa nước, nơi có dòng chảy chậm, ao hồ, những vùng có đập nước hoặc khe suối.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ hoạt động ban ngày, chúng sinh sống trong các hang hốc, và có thể di chuyển được trên cây.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ ăn gì?

Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là các loài cóc, ếch nhái, cá nhỏ, chim, chuột …

Rắn hoa cỏ cổ đỏ và con mồi
Photo by: Rushenb/wikipedia

Rắn cổ đỏ có độc không?

Giới học thuật trước đây, từng xem rắn hoa cỏ cổ đỏ là loài không có độc. Tuy nhiên, hiện nay rắn hoa cỏ cổ đỏ được xếp vào loài rắn có độc. Mặc dù loài rắn cổ đỏ này không có đủ cơ quan tạo độc điển hình như các loài rắn khác, nhưng chúng lại có đủ các tuyến tương tự như những tuyến độc của các loài rắn độc.

Bản thân loài rắn này không tự sản xuất ra nọc độc, nọc độc chúng có được là do tích lũy được khi ăn những động vật có độc như loài cóc, ếch-nhái độc. Nhờ tuyến Nuchal của rắn, tức tuyến nằm sau ót của rắn lọc và giữ lại các chất độc khi nó nuốt phải, sau đó tổng hợp, chuyển hóa thành nọc độc cho riêng mình.

Không như các loài rắn độc khác có răng nanh ở hàm trước, thì rắn cổ đỏ lại có “răng nanh” ẩn sâu phía sau các răng hàm.

"Răng nanh" sau của Rắn hoa cỏ cổ đỏ
Photo by: Ferlan, I., A. Ferlan, T. King, and F. Russell

Đa số rắn hoa cỏ cổ đỏ đều khá hiền lành, thậm chí chúng còn để yên cho con người chạm vào, cầm trên tay. Nhưng cũng có khi, chúng bỗng dưng hung dữ tấn công vào bất kỳ đối tượng nào, nhất là gần thời kỳ sinh sản.

Còn thông thường khi gặp con người, loài rắn này thường có biểu hiện sợ hãi, và chỉ tấn công khi chúng cảm thấy bị uy hiếp hoặc bị kích động.

Những người không may bị trúng nọc độc từ răng nanh phía sau của rắn này, có thể nhanh chóng bị xuất huyết nội tạng, hô hấp khó khăn, vùng da quanh vết thương có biểu hiện ứ máu khá nặng, mất tri giác sau vài giờ, đồng thời thận cũng bị tổn thương, và sau vài ngày nạn nhân có thể tử vong.

Vậy nên, rắn hoa cổ đỏ là loài rắn có độc và nguy hiểm, con người không nên lại gần, nuôi hoặc chơi đùa với chúng, nhất là đối với trẻ em. Cũng không nên ăn hay ngâm rượu rắn cổ đỏ, bởi nọc độc không bị biến thể bởi nhiệt, axit hay rượu…

Sơ cứu

Khi chẳng may bị loài rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn, nạn nhân cần rửa sạch vết thương và di chuyển một cách nhanh nhất tới cơ sở y tế. Đặc biệt, người nhà không được garo vết thương ( cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt ), điều này có thể gây nhiễm độc thần kinh, càng không được đắp lá cây cầm máu theo quan niệm dân gian, vì có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Sinh sản

Mùa sinh sản thường diễn ra vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm, mỗi mùa rắn mẹ có thể đẻ từ 10 – 15 quả trứng, đôi khi là nhiều hơn. Phải mất từ 29 – 50 ngày để những con rắn con có thể chui ra khỏi vỏ trứng, khi mới nở rắn con dài khoảng 15 – 17 mm.

Hiện trạng bảo tồn

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có phạm vi phân bố rộng rãi, cộng thêm tiềm lực sinh sản mạnh, thức ăn của chúng cũng khá phong phú, số lượng quần thể có xu hướng ổn định… Nên chúng được xem là loài có ít mối quan tâm.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ
Photo by: Topi Pigula

Tuổi thọ

Đang cập nhật

Link Video Về Loài Rắn Hoa Cỏ Cổ Đỏ

 

Tài liệu tham khảo:


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài chim mặt đất đẹp nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên, chúng không chỉ có bộ lông tuyệt đẹp, màn vũ điệu tán tỉnh đặc [...]
Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ – Kinh Tụng Hàng Ngày Mục Lục1 LỄ THÍ PHÁT2 NHỚ ƠN PHẬT3 CẦU NGUYỆN [...]
Qụa Núi Cánh Trắng Và Những Cái Tổ Hình Chén Trên Cây

Qụa Núi Cánh Trắng Và Những Cái Tổ Hình Chén Trên Cây

Qụa núi cánh trắng ( Corcorax melanorhamphos ) đây là một loài chim khá độc đáo với cách xây tổ bằng bùn khéo léo, tạo những cái tổ như [...]
45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 lời Phật dạy hay về nhân quả và cuộc sống là một bài học vô cùng quý giá, mọi người hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật [...]
40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

Mỗi lời Phật dạy hay về cuộc sống là một bài học vô cùng quý báu, hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật dạy hay về cuộc [...]
Cắt Dơi – Loài Chim Nhỏ Chuyên Săn Bắt Dơi

Cắt Dơi – Loài Chim Nhỏ Chuyên Săn Bắt Dơi

Cắt dơi ( Falco rufigularis ), đây là một loài chim thuộc họ Cắt (Falconidae), với bộ lông chủ yếu có màu đen và hạt dẻ. Chúng là những kẻ [...]
Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) đây là loài nấm thuộc họ Nấm lim, ngoài cái tên Nấm linh chi, loài thảo dược này còn có thêm một số tên gọi [...]
Chim Bìm Bịp Lớn Mãnh Điêu Săn Rắn, Thầy Lang Của Loài Chim

Chim Bìm Bịp Lớn Mãnh Điêu Săn Rắn, Thầy Lang Của Loài Chim

Chim bìm bịp lớn (Centropus sinensis) là loài chim mặt đất khá hung dữ thuộc họ cu cu, tuy nhiên bìm bịp không đi đẻ nhờ như đa số các loài [...]
Ó Trung Quốc – Loài Chim Săn Nhỏ Trong Các Khu Rừng

Ó Trung Quốc – Loài Chim Săn Nhỏ Trong Các Khu Rừng

Ó Trung Quốc (Accipiter soloensis) là một loài chim săn mồi nhỏ thuộc họ Ưng. Mục Lục1 Một số tên khác2 Miêu tả3 Phân bổ4 Môi trường [...]
Ưng Bụng Hung (Besra) Loài Chim Săn Vùng Rừng Rậm

Ưng Bụng Hung (Besra) Loài Chim Săn Vùng Rừng Rậm

Ưng Bụng Hung / Besra, đây là một loài chim săn mồi kích thước trung bình nhỏ thuộc họ Ưng (Accipitridae). Loài chim này thường sinh sống một [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x