Thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus) có nguồn gốc từ phía tây nam châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Tây Pháp) chúng được biết đến với khả năng tàn phá đối với đa dạng sinh học địa phương và cũng được xem là một loài xâm lấn khi có mặt ở tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực, điều này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và hệ sinh thái.
Xem thêm:
Úc có nhiều vấn đề nhất với thỏ châu Âu, do thiếu các loài ăn thịt tự nhiên ở đó.

Thỏ châu Âu nổi tiếng với các mạng lưới đào hố, được gọi là khu vực mạng lưới ổ chuột, nơi mà chúng có thể tàn phá và được xem là loài sâu bệnh cho đất nông nghiệp.
Mô tả
Thỏ châu Âu là động vật có vú với cơ thể có màu xám nâu, đôi khi là màu đen. Chiều dài cơ thể khoảng từ 34 đến 50cm. Trọng lượng trung bình giao động từ 1,1 đến 2,5kg. Nó có 4 răng cửa nhọn (2 cái ở trên và 2 ở dưới) phát triển liên tục trong suốt cuộc đời.
Chúng có tai dài, chân sau to và đuôi ngắn khoảng từ 4 đến 8cm. Thỏ di chuyển khá nhanh bằng cách nhảy với 2 chân sau rất khoẻ, chân sau của thỏ có lớp đệm dày giúp giảm thiểu cú sốc lúc nhảy nhanh cộng thêm ngón chân rất dài giúp cơ thể bám đất an toàn.
Tập tính
Thỏ là loài động vật có tính xã hội và cảnh giác rất cao, chúng sinh sống thành bầy đàn với số lượng khoảng 30 cá thể, chúng hoạt động mạnh nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, vào ban ngày chúng thích chui rúc vào các lùm cỏ hoặc ẩn mình trong hang để tránh các loài ăn thịt, khi đêm xuống chúng kiếm ăn mạnh dạn hơn.

Chúng còn là loài vật có tính thích nghi cao, có xu hướng thích các môi trường đồng cỏ, và các khu vực trồng trọt cũng như nơi có cồn cát, đặc biệt chúng có khuynh hướng tránh các khu vực rừng cây lá kim, những khu vực ẩm ướt…
Thỏ châu Âu ăn gì?
Mặc dù chúng hiếm khi uống nước nhưng thỏ cần ít nhất 55% hàm lượng nước trong chế độ ăn của chúng, dành cho các hoạt động sinh sản và duy trì cơ thể với trạng thái luôn khoẻ mạnh. Thỏ châu âu là loài ăn tạp, nhưng cỏ vẫn là món ăn yêu thích, ngoài ra nó còn ăn lá, chồi, vỏ cây, rễ, hoa quả và cả ngũ cốc.
Ngoài tự nhiên thỏ châu Âu cực kỳ hung dữ, và sự cạnh tranh giữa các thỏ đực thường dẫn đến những thương tích nghiêm trọng đôi khi là tử vong. Khi một con thỏ châu Âu bị khiêu khích nó sẽ bắn nước tiểu vào đối phương, điều này luôn làm cho đối thủ tức giận và thường dẫn đến cuộc tấn công ngay lập tức.
Khi chiến đấu thỏ châu Âu sử dụng chân sau như thứ vũ khí mạnh mẽ đá vào mặt của đối thủ, cũng như cắn cào xước bằng 2 chân trước. Chính vì thế thỏ đực được ví hung dữ như một con gấu, thỏ châu Âu cái được ví như một con nai và thỏ con là một con mèo.

Sinh sản
Hệ thống phối giống của chúng khá phức tạp. Những con đực nổi trội về sức mạnh có xu hướng đa thê, trong khi các cá thể yếu hơn cả thỏ đực và cái thường có xu hướng một vợ một chồng.
Mặc dù thỏ là loài động vật có vú không phải là mạnh nhất, cũng không thông minh và nhanh nhẹn nhất, nhưng chúng rất nổi tiếng vì hành vi sinh sản đặc biệt. Chúng sinh sản rất nhanh như ở Úc, nơi mà đầu tiên chỉ có 24 con thỏ giống, nhưng sau chưa đầy một thế kỷ nó đã phát triển lên đến hơn 600 triệu con.
Tổ được làm bởi thỏ mẹ tại các hố nông trên bãi cỏ, được lót bởi các sợi cỏ mềm và lông của thỏ mẹ. Thời gian trung bình thỏ cái mang thai giao động từ 29 đến 35 ngày. và số lượng thỏ con sinh ra giao động từ 2 đến 12 con. Sau khi đẻ thỏ mẹ sẽ để con nằm trong tổ và quay trở lại mỗi ngày cho chúng bú.
Chúng có thể sinh sản từ 3 đến 4 tháng tuổi, và đẻ từ 4 đến 7 lứa mỗi năm tạo ra từ 30 đến 40 thỏ con. Kẻ thù tự nhiên của thỏ là các loài thú săn mồi kể cả chim, nhưng con người vẫn là kẻ thù số một.

Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình giao động từ 4 đến 10 năm.
Tài liệu tham khảo: