Hố tử thần hay còn được gọi là hố địa ngục, hố sụt… Hố được tạo ra do sự sụt lún đất đá trên bề mặt, khi đất bên dưới bị làm rỗng dần dần đến nỗi không thể đỡ được khối đất bên trên…
Xem thêm:
Mục Lục
1 – Hố tử thần khổng lồ ở Nga
Một hố lớn mới được phát hiện vào ngày 18/11/2014 gần mỏ khai thác ở vùng Perm của Nga, hố này có chiều rộng lên đến 40m
2 – Hố tử thần Berezniki
Xuất hiện lần đầu vào năm 1986 và mỗi năm lại to ra. Hiện thời, nó sâu hơn 200m rộng 40m và dài hơn 80m
3 – Giếng Jacob
Giếng Jacob , tại bang Texas (Mỹ) đã cướp sinh mạng của ít nhất 8 thợ lặn, Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người muốn đến đây để trải nghiệm cảm giác mạnh, dù giới chức cảnh báo “hố tử thần” là một trong những khu vực lặn nguy hiểm nhất thế giới.
Miệng giếng chỉ rộng khoảng 4m và sâu khoảng 10m, tuy nhiên dưới độ sâu ấy đáy giếng lại dẫn đến những hang động dưới nước rộng nhất thế giới.
4- Hố xanh ( Great Blue Hole)
Hố xanh ở Cộng Hòa Belize là một hố tròn hoàn hảo.
Đường kính của hố rộng tới 305m và sâu 123m, nằm gần đảo san hô Lighthouse, cách thành phố Belize khoảng 100Km.
Ngoài là một địa điểm du lịch của những người đam mê lặn biển, đây còn là nơi nhiều nhà khoa học tìm đến nghiên cứu, lý do là hố được hình thành từ nhiều ngàn năm trước, nó như là một cái xô hứng lấy tàn tích của nhiều thế hệ, từ việc phân tích những dữ liệu này, người ta cho rằng đế chế Maya bị sụp đổ là do khô hạn.
Theo nguyên cứu nhóm giáo sư Andre Droxler – Đại học Rice sau khi phân tích trầm tích lấy từ hố xanh này, cho thấy nhiều căn cứ rõ rệt về việc văn minh Maya phải hứng chịu tới 2 đợt hạn hán lớn. Đợt thứ nhất vào khoảng năm 800 tới năm 1000 sau công nguyên, đợt thứ 2 vào khoảng từ năm 1000 đến năm 1100 sau công nguyên – đế chế Maya biến mất cũng vào khoảng thời gian này.
5- Hố tử thần Trung quốc
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo, hố tử thần có đường kính rộng gần 5m bất ngờ xuất hiện giữa ao nuôi cá trong trang trại của ông Yang tại huyện Quế Bình, Quảng Tây, Trung Quốc.
Người dân địa phương cho biết mức nước trong giảm rất nhanh. Theo ước tính của ông Yang, khoảng 25 tấn cá đã theo dòng nước trôi xuống hố tử thần.
Mặc dù nguyên nhân gây ra hố tử thần chưa được chính thức công bố, nhưng người dân địa phương nghi ngờ mỏ khai thác đá gần đó chính là thủ phạm vì một số hố tử thần tương tự cũng xuất hiện trên cánh đồng trong khu vực.
6- Hố khổng lồ ở Siberia
Theo một nhà khoa học Mỹ, lượng khí methane lớn được thải vào khí quyển Siberia có thể liên quan tới những miệng hố xuất hiện một cách bí ẩn tại đây.
Miệng hố khổng lồ rộng khoảng 50-100m. Xung quanh miệng hố, đất cát tự động đùn lên và viền sẫm màu phía bên trong hố sâu là dấu hiệu của hiện tượng cháy sém dữ dội trước đó.
Cho tới nay, tổng cộng 3 miệng hố lớn được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80 m, được tìm thấy cách thành phố Moscow, Nga, khoảng 2.900 km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal. Tên của khu vực này dịch ra có nghĩa là “nơi tận cùng của thế giới”.
Một hố khác với đường kính 15 m cũng được tìm thấy ở Yamal, vùng đất đóng băng vĩnh cửu thuộc khu vực miền bắc nước Nga, cách Bovanenkovo, mỏ khí đốt lớn nhất nước này, khoảng 40 km.
Miệng hố thứ 3 có đường kính 4 m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.
7- Hố tử thần Guatemala
Nhiều tòa nhà sụp đổ hoặc bị nuốt chửng sau khi hố này xuất hiện tại thành phố Guatemala, hố này sâu khoảng 100m và rộng khoảng 20m.
Những năm gần đây, Guatemala thường xuất hiện các “hố tử thần” đáng sợ. Một chiếc hố khổng lồ với chiều sâu 150 m đột ngột hiện ra năm 2007 đã ngốn nhiều ngôi nhà và 1 xe tải, làm chết 3 người. Năm 2010, một chiếc hố khác sâu 30 m, rộng 20 m cũng cuốn một ngôi nhà 3 tầng vào lòng đất.
Theo các nhà khoa học, thành phố Guatemala được xây dựng trên các trầm tích núi lửa nên dễ xảy ra xói mòn đất khi có rò rỉ đường ống nước hay mưa lớn, tạo thành các hố tử thần.