Bọ cạp (Scorpiones) hay bò cạp là loài động vật không sương sống, chúng có tám chân và thuộc lớp động vật hình nhện. Bọ cạp được đặc trưng bởi cái đuôi với hình thù kỳ lạ và có nọc độc.
Xem thêm:
- Ong bắp cày khổng lồ châu Á – Loài ong nguy hiểm nhất thế giới
- Loài Rết & Chuyện rết con ăn thịt rết mẹ
Bọ cạp cũng là một biểu tượng văn hoá với hình tượng cung hổ cáp trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây.
Môi trường sống
Môi trường yêu thích của chúng là những nơi có nhiệt độ từ 20 – 37 độ C. Nhưng giới hạn chịu đựng của chúng là từ 14 – 45 độ C. Chúng là loài săn mồi hoạt động về đêm và hay đào bới, chúng đào hang khá nhiều để tìm nơi trú ẩn mát mẻ và thường ẩn nấp ở mặt dưới các tảng đá.

Loài bọ cạp này có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, rết, thằn lằn, những loài thú có túi và cả chuột.
Mô tả
Bò cạp có khá nhiều loài, loài nhỏ nhất có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 9 mm và loài lớn nhất dài đến 23 cm. Nó có cặp kìm ở trước phát triển to hơn so với 4 cặp chân mọc đối xứng ở hai bên cơ thể.
Phần đuôi gồm 6 đốt, đốt cuối cùng hình mũi kim cong ngược mang độc tố, loại độc tố phá huỷ thần kinh đối thủ. Những độc tố ảnh hưởng đến hệ thân kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi, hành động này khá nhanh và hiệu quả.
Rất may là đa số nọc độc của các loài côn trùng này đều không đủ sức giết chết người, nhưng khi bị chích con người vẫn bị đau nhứt, tê cứng hoặc sưng phồng. Một vài loài bọ cạp chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây ra cái chết cho con người. Đặc biệt là loài Androctonus australis, con người có thể bị tử vong nếu bị nó chích. Thông thường chúng khá nhút nhát và không chủ động tấn công trừ khi săn mồi hoặc tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm chúng thường bỏ chạy hoặc đứng im một chỗ.
Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường lượng nọc khoảng từ 0,1-0,6 mg. Nó có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ chúng mất khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc có sẵn.
Bọ cạp ăn gì?
Thức ăn chủ yếu là các loài động vât chân khớp nhỏ, sâu bọ. Đầu tiên nó dùng càng để bắt mồi sau đó dùng mũi kim phía sau đuôi để chích con mồi. Tuỳ vào kích cỡ con mồi, bọ cạp sẽ điều chỉnh lượng nọc độc phù hợp, lượng nọc độc này có thể làm tê liệt thậm chí giết chết con mồi trong thời gian ngắn, sau khi con mồi tê liệt chúng mới ăn và gần như nó chỉ ăn phần chất lỏng.

Đối với con người, bọ cạp là món ăn khá được yêu thích, tuy nhiên việc bắt và ăn loài côn trùng này khá nguy hiểm. Hiện nay vì môi trường sống thay đổi nên nhiều loài bọ cạp đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nếu số lượng loài bọ cạp bị suy giảm thì nền nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng vì chúng ăn các loài côn trùng có hại cho nông sản.
Sinh sản
Bọ cạp có khả năng tự tái tạo và mỗi loài bọ cạp đều có con đực và cái riêng biệt. Chúng sinh sản bằng cách chuyển bào tinh từ con đực qua cơ thể con cái.
Sau khi tinh trùng của con đực được đưa vào cơ thể con cái bằng các nghi thức phức tạp. Bò cạp cái bắt đầu sinh sản, nó đẻ con. Con non được sinh ra từng con một và bám vào lưng mẹ nó cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.

Bọ cạp con lớn lên và trưởng thành bằng cách lột xác khoảng từ 5-7 lần. Mỗi lần lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và dễ bị tổn thương nếu có bất kỳ sự tấn công nào của kẻ thù.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của bọ cạp vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng thời gian tối thiểu một con bọ cạp có thể sống là 4 năm và tối đa là 25 năm.
Tài liệu tham khảo: