Đom đóm, là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới, mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, đom đóm đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
Xem thêm:
Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái kể cả ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh (bước sóng lên đến 510 – 670 nm), một số loài thậm chí trứng cũng phát quang.

Đom đóm có màu nâu và thân mềm, thường có cánh cứng dai hơn các loài bọ cánh cứng khác. Dù những con cái ở một số cá thể trông tương tự các con đực, những con cái giống ấu trùng đã được tìm thấy trong nhiều loại đom đóm khác.
Những con cái này có thể được phân biệt với ấu trùng vì chúng có các mắt kép. Các loại đom đóm phổ biến nhất sống về đêm, mặc dù có những loại sống vào ban ngày. Hầu hết những loại sống vào ban ngày đều ở trong vùng tối để có thể phát sáng.
Sự phát sáng ở đom đóm là nhờ một loại phản ứng hóa học gọi là ánh sáng sinh học, Tiến trình này xảy ra trong cơ quan phát sáng chuyên biệt, thường nằm ở dưới bụng đom đóm.
Nhìn chung, mỗi loài đom đóm thường có kiểu phát sáng và thời gian phát sáng khác nhau.
Độ dài của tín hiệu phát sáng còn liên quan tới lượng dưỡng chất con đực cung cấp trong khi giao phối và sau đó sẽ được tích trữ lại trong trứng của đom đóm cái.
Ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc đối với các động vật ăn thịt khác.

Ít ngày sau giao phối, đom đóm cái đẻ trứng lên trên hoặc ngay dưới bề mặt mặt đất. Trứng nở sau 3 – 4 tuần và ấu trùng kiếm ăn đến hết mùa hè. Ấu trùng thường được gọi là sâu sáng.
Đom đóm ngủ đông qua mùa đông trong suốt giai đoạn ấu trùng, một số loài kéo dài mấy năm liền. Khi ngủ đông một số thực hiện việc này bằng cách đào hang xuống dưới đất, trong khi nhóm khác tìm những nơi cao ráo hay trốn dưới vỏ cây.
Chúng phá kén vào mùa xuân. Sau vài tuần kiếm ăn, chúng hóa nhộng trong khoảng từ 1 đến 2 tuần rưỡi và trưởng thành. Ấu trùng của hầu hết các loài bị các loài ăn thịt ăn hoặc ăn ấu trùng khác, như sên đất, hay sên trần.

Một số chuyên biệt hóa, có khe rãnh hàm trên (ngàm) bắn dịch tiêu hóa vào con mồi của chúng. Con trưởng thành thay đổi loại thức ăn. Một số ăn thịt, trong khi những loại khác ăn phấn hay mật hoa thực vật.