Gà rừng lông đỏ ( Gallus gallus ) đây là một trong 4 loài thuộc chi gà rừng. Được tìm thấy sinh sống định cư trong nhiều loại rừng, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Xem thêm:
- Gà Lôi Nước Châu Phi & Hành Vi Kì Lạ Trong Mùa Sinh Sản
- Gà tây bụi rậm Úc và cách mà chúng tạo ra cái tổ khổng lồ
Ba loài còn lại gồm Gà rừng Sri Lanka [Gallus lafayetii], Gà rừng lông xám [Gallus sonneratii] và Gà rừng lông xanh [Gallus varius]. Có thể nói gà rừng lông đỏ là tổ tiên của loài gà nhà (Gallus gallus localus).
Mục Lục
Phân bố
Gà rừng lông đỏ phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á và một phần của Nam Á. Cụ thể, chúng được tìm thấy trải dài từ Ấn Độ về phía đông trên khắp Đông Dương và miền nam Trung Quốc, đến Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia.

Ở Việt Nam gà rừng lông đỏ là loài định cư, chúng được tìm thấy khá phổ biến từ vùng trung du cho đến miền núi.
Môi trường sống
Gà rừng lông đỏ có vẻ thích các môi trường sống gần các vùng bị xáo trộn, được tạo ra bởi tự nhiên hay con người. Chúng thường xuất hiện tại các khu rừng tái sinh, và gần nơi định cư của con người, như các vùng đất canh tác bìa rừng hoặc nương rẫy…
Xem thêm: Corn Crake & Tiếng Kêu Từ Vùng Cỏ Rậm Rạp
Mô tả
Bộ lông của gà rừng trống khá bắt mắt, với các gam màu rực rỡ như cam, nâu, đỏ, vàng, xám, trắng, ô liu và thậm chí có thêm màu xanh kim loại.

Chúng có đôi chân màu xánh chì hoặc nâu, tai có vệt trắng hoặc đỏ. Chim trống có mào, da mặt màu đỏ, phần đầu, cổ, ngực và phần lưng trên có màu nâu đỏ thẫm đến vàng da cam. Lưng trên, lông bao cánh lớn, lông tam cấp có màu xanh nước biển óng ánh. Phần còn lại của cánh có màu hạt dẻ, các lông sơ cấp có màu đen.
Gà trống có khoảng 14 lông đuôi màu đen khá dài lên đến tận 28 cm và cong xuống đất, màu đen này sẽ trở nên lung linh hơn với các gam màu xanh lam, tím và xanh lục khi chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
Bộ lông gà mái thì ngược lại, tối màu và đơn giản hơn nhiều. Với da mặt đỏ, đỉnh đầu có màu nâu đỏ, cổ có vạch màu nâu hoặc vàng, phần trên cơ thể và sườn có vằn màu nâu tối, ngực có màu nâu hạt dẻ. Với bộ lông này chúng chủ yếu dùng để ngụy trang và thích nghi hơn với môi trường sống.
Gà rừng lông đỏ có chiều dài cơ thể giao động từ 43 – 76 cm ( đã tính cả chiều dài của cái đuôi ~ 28 cm ), gà mái nhỏ hơn khá nhiều so với gà trống. Với cân nặng khoảng 780g.
Gà rừng lông đỏ ăn gì?
Có vẻ những nơi có thức ăn thô xanh, và lớp phủ mặt đất dày thường sẽ rất hấp dẫn đối với loài này.
Chúng thường bị thu hút đến các khu vực có các quả hoặc hạt, bao gồm vườn trái cây, cánh đồng ngũ cốc, và những khu rừng tre. Mặc dù chúng chủ yếu lượm lặc trái cây và hạt trên mặt đất, nhưng thỉnh thoảnh chúng vẫn sẽ bay lên cây và ăn trái cây chín trên cành.
Ngoài quả và hạt, chúng còn ăn cả lá, rễ và củ, động vật chân đốt, côn trùng, các loài không xương sống, một số loài thằn lằn nhỏ, thậm chí chúng còn ăn cả phân của các loài động vật có vú…

Có thể nói gà rừng trưởng thành phần lớn ăn phần lớn là thực vật. Trong khi các gà con thì ngược lại, chúng chủ yếu ăn côn trùng trưởng thành, ấu trùng, giun đất và chỉ thi thoảng mới ăn thực vật.
Xem thêm: Gà Lôi Nước Châu Phi & Hành Vi Kì Lạ Trong Mùa Sinh Sản
Hành vi
Trong đàn thường chỉ có một gà trống thống trị, và chúng thể hiện điều này qua tiếng gáy. Khác với gà nhà, gà rừng có tiếng gáy khá ngắn gọn với âm thanh cuối của bị ngắt đột ngột.
Khi một con gà rừng trống cất tiếng gáy, điều này là lời cảnh báo với những con gà trống khác trong khu vực, hãy tránh xa vùng lãnh địa của nó, nếu không muốn một trận chiến có thể xảy ra.
Hai cái cựa rất dài và nhọn ở phía sau chân là thứ vũ khí vô cùng lợi hại, để sử dụng trong các trận chiến trong mùa sinh sản, hoặc tranh giành lãnh thổ. Còn đối với các gà mái, thì tiếng gáy là dấu hiệu để chúng có thể tìm thấy gà trống.
Ngoài tiếng gáy, chúng còn tạo ra các cuộc gọi báo động với âm thanh phức tạp, khi cảnh báo những loài săn mồi trên không, hoặc các loài săn mồi trên mặt đất.
Có vẻ chúng thích vùi mình xuống tắm đất, ở các lùm bụi để giữ cân bằng dầu trong bộ lông, bụi sẽ hấp thu dầu và rơi ra ngoài.
Có thể nói gà rừng bay khá kém, tuy nhiên vào lúc hoàng hôn, khi mà chúng cần một chỗ an toàn hơn mặt đất để ngủ. Hoặc khi gặp nguy hiểm bởi những kẻ săn mồi mặt đất, chúng cũng sẽ bay một cách vụng về với khoảng cách ngắn lên các cành cây cao hơn.
Gà rừng thường sống thành bầy đàn với một hoặc vài gà trống, và một số gà mái. Chúng cũng có vùng lãnh thổ nhưng khá nhỏ. Trong đàn, gà rừng sẽ biểu hiện thứ bậc thống trị, và gà trống có thứ bậc cao nhất thường sẽ có cái mào lớn hơn các gà rừng có thứ bậc thấp hơn.

Sinh sản
Ở nhiều khu vực, gà rừng lông đỏ sinh sản không giới hạn trong năm, điển hình là vào các mùa đông hoặc xuân.
Gà trống khi tìm thấy thức ăn, sẽ gọi gà mái tới ăn bằng tiếng kêu riêng biệt, có phần dỗ dành. Vũ điệu tán tỉnh kết thúc khi gà mái chấp nhận lấy thức ăn từ mặt đất, hoặc trực tiếp từ mỏ gà trống, sau đó việc giao phối sẽ diễn ra.
Gà mái đẻ trứng mỗi ngày, trứng được ấp trong khoảng 21 ngày. Gà con theo mẹ kiếm ăn trong khoảng từ 4 đến 5 tuần, và khi chúng được 12 tuần tuổi, gà mẹ sẽ đuổi chúng đi. Lúc này các gà con sẽ bắt đầu một nhóm mới hoặc gia nhập vào các nhóm khác.

Xem thêm: Gà móng hoang dã – Con non bản lĩnh thả rơi mình xuống nước không để kẻ khác ăn thịt
Hiện trạng bảo tồn
Gà rừng lông đỏ, được thuần hóa và phát triển thành gà nhà khoảng 8000 năm trước, với mục đích làm thực phẩm cho con người. Tuy nhiên gà rừng không thuần hóa vẫn đại diện cho một nguồn thịt và trứng quan trọng trong phạm vi đặc hữu của nó.

Gà rừng lông đỏ được cho là đang đối mặt với các mối đe dọa mất gốc, do sự lai tạo ở bìa rừng với những con gà được thuần hóa được thả rông. Tuy nhiên theo IUCN, thì gà rừng lông đỏ vẫn được xem là loài có ít mối quan tâm nhất.
Tuổi thọ
Trong tự nhiên gà rừng lông đỏ có tuổi thọ trung bình từ 12 – 14 năm. Còn trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống lên đến 30 năm.
Tài liệu tham khảo:
wikipedia.org
birdwatchingvietnam.net
worldlifeexpectancy.com
senescence.info