Loài Vật

Thế giới động vật

Kền kền râu – Loài Chim Chuyên Ăn Xương Động Vật

Google news



Kền kền râu ( Gypaetus barbatus ), đây là một loài chim săn mồi ăn thịt và cả xác thối. Chúng là loài duy nhất được biết đến với chế độ ăn bao gồm hầu hết từ 70 đến 90% là xương tuỷ động vật.

Xem thêm:

Phân bố – Môi trường sống

Kền kền râu sinh sống rải rác tại những khu vực có vách đá cheo leo, trên núi cao ở miền nam châu Âu, Bắc Phi, phía nam châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ và Tây Tạng. Chúng có vẻ thích những nơi hoang vắng, nhưng nhiều kẻ săn mồi, vì nơi đây chúng sẽ tìm thấy cho mình rất nhiều xương.

Kền kền râu
Photo: dinoanimals.com

Mô tả

Kền kền râu có kích thước chiều dài cơ thể từ 94 đến 125cm, với sải cánh dài từ 2,31 đến 2,83m. Với trọng lượng cơ thể từ 4,5 đến 7,8kg. Chim mái sẽ lớn hơn chim trống một chút.

Về cơ bản chúng không thể nhầm lẫn với bất kỳ loài chim nào khác. Không giống như hầu hết các loài kền kền khác, kền kền râu không bị hói đầu. Chúng có một cái đầu hơi nhỏ, tuy nhiên cổ thì có vẻ rất dày và khoẻ. Khi ở trên mặt đất nó có dáng đi lạch bạch khá nặng nề.

Kền kền râu
Photo: arnoellmer.com

Chim trưởng thành có bộ lông chủ yếu màu xám đen, thêm vào các màu gỉ và trắng. Ở phần trán còn xuất hiện thêm màu trắng kem, tương phản với một dải đen ở trước đôi mắt và phần râu dưới cằm.

Màu cam hoặc gỉ sét xuất hiện ở phần đầu, cổ, ngực và đôi chân. Màu sắc này là kết quả của việc tắm, cọ xát cơ thể lên bùn hoặc uống nước ở những vùng có nhiều khoáng chất.

Phần lông đuôi và cánh có màu xám. Các chim non chủ yếu có màu nâu đen trên hầu hết cơ thể, và chúng phải mất đến 5 năm để có một bộ lông trưởng thành.

Kền kền râu ăn gì?

Giống như các loài kền kền khác, chúng cũng là loài nhặt rác, kiếm ăn chủ yếu trên phần thân thịt của các loài động vật đã chết.  Xương gần như không được xem là thức ăn cho hầu hết các loài săn mồi, và chúng bị bỏ lại sau khi phần thịt ngon đã được ăn mất, tuy nhiên phần tuỷ trong xương lại có hàm lượng chất béo rất cao.

Một bộ xương còn sót lại trên núi sẽ nhanh chóng mất nước, điều này giúp bảo vệ phần tuỷ tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Và Kền kền râu có thể ăn những phần xương này sau nhiều tháng. Khi chúng nuốt chửng những khúc xương, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giúp tiêu hoá những khúc xương này trong vòng 24h đồng hồ.

Sử dụng kỹ năng phá vỡ xương

Khi ăn xương, kền kền râu có thể sẽ nuốt toàn bộ khúc xương, có thể sẽ cắn xuyên qua lớp xương giòn với kích thước nhỏ. Hoặc chúng sẽ dùng chân gắp lấy những khúc xương to bay lên không trung, những khúc xương này có đường kính lên đến 10cm và nặng lên đến 4kg, gần bằng với trọng lượng của chúng.

Kền kền râu bay đến độ cao từ 50 đến 150m, và rồi sẽ thả rơi khúc xương xuống những tảng đá to bên dưới, khi xương va chạm vào đá sẽ bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, và tất nhiên phần tuỷ cũng sẽ được giải phóng.

Tuy nhiên kỹ năng này không phải là bẩm sinh, mà do chúng tự học hỏi. Những con kền kền râu chưa trưởng thành thường sẽ nhận lấy thất bại, chúng phải kiên trì thử đi thử lại nhiều lần. Bài học này phải mất đến 7 năm để trở nên thành thạo.

Kền kền râu
Photo: birdeden.com

Không chỉ có xương, kền kền râu cũng được biết đã tấn công cả những con mồi sống. Đặc biệt là rùa, chúng có vẻ ưa thích thịt rùa, và sử dụng cách thức tương tự với xương để đập vỡ mai rùa. Những con đại bàng cũng được quan sát thấy giết rùa với hành vi tương tự.

Sinh sản

Thời gian sinh sản của Kền kền râu ở mỗi nơi mỗi khác. Chúng đôi khi là một vợ một chồng, nhưng đôi khi là đa thê. Tổ là một đống cây gậy khổng lồ, chiều rộng lên đến 1m, sâu đến tận 69cm, được đặt trong các hang động trên vách đá cheo leo, hoặc trên các gờ đá cheo leo. Điều này sẽ giúp tổ tránh xa các loài có vú săn mồi.

Kền kền râu
Photo: nikela.org

Chim mẹ đẻ từ 1 đến 2 quả trứng, thời gian ấp trứng kéo dài khoảng từ 53 đến 60 ngày. Sau khi nở con non sẽ ở trong tổ từ 100 đến 130 ngày. Sau đó chúng sẽ được học bay, học cách lấy thức ăn. Và chúng phải phụ thuộc bố mẹ với thời gian rất lâu, lên đến 2 năm.

Hiện trạng bảo tồn

Hiện nay do bị suy thoái môi trường sống, sự xáo trộn của con người, giảm nguồn cung cấp thực phẩm và va chạm với đường dây điện. Khiến số lượng loài chim này suy giảm đáng kể, và rơi vào tình trạng Sắp bị đe dọa.

Tuổi thọ

Kền kền râu hoang dã có tuổi thọ lên đến 21,4 năm. Khi nuôi nhốt chúng có thể sống đến tận 45 năm.


5 1 Bỏ phiếu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Bánh Bao
Bánh Bao
1 year ago

hình như mình nhớ có xem loài chim gì mà nó cũng gắp con rùa xong bay lên cao rồi thả xuống nát mai con rùa luôn, thông minh thiệt

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng không chỉ là một loài linh thú huyền thoại trong văn hóa Việt Nam mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong tín ngưỡng Á Đông, rồng [...]
6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Trong vòng luân hồi vô tận, sáu cõi không chỉ là những điểm đến sau cái chết mà còn là những trạng thái tâm thức mà [...]
Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai—Trời vừa hé rạng, khi hơi thở ban mai còn vương làn sương nhẹ, ta lặng lẽ chắp tay trước Phật [...]
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x