Sóc Bắc Mỹ hay còn gọi là chó đồng cỏ, cầy thảo nguyên (genus Cynomys) đây là loài gặm nhấm có nguồn gốc từ các đồng cỏ Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và cả Mexico.
Xem thêm:
Loài sóc đất với thân hình mập mạp đáng yêu này, có chiều dài cơ thể khoảng từ 30-40cm bao gồm cả cái đuôi ngắn, trọng lượng cơ thể khoảng từ 0,5 đến 1,5kg.
Mặc dù chế độ ăn phụ của Sóc Bắc Mỹ là côn trung, tuy nhiên cỏ và các hạt nhỏ mới là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng. Tuỳ theo mùa mà chế độ ăn uống cũng khác nhau, nó cũng sẽ ăn cả rễ cây, quả và cả chồi. Vào mùa đông những con sóc cái cũng có thể ăn thêm cả tuyết để bổ sung lượng nước khi cho con non bú.
Sóc bắc Mỹ sống chủ yếu ở độ cao từ 2000 đến 10.000 m so với mức nước biển. Chúng có thể thích nghi với những nơi có nhiệt độ xuống đến −37 ° C và khi mùa hè về chúng có thể sống ở nơi có nhiệt độ lên đến 38 ° C. Các hang âm xuống lòng đất sẽ giúp chúng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ trung bình trong hang vào mùa đông giao động từ 5-10 ° C và mùa hè là từ 15-25 ° C.
Các hang động âm xuống dưới đất có chiều dài khoảng từ 5-10m và sâu đến 2 hoặc 3 m, đường kính của hang giao động từ 10-30cm. Hang có nhiều lối vào ở những vị trí khác nhau, có hang lên đến 6 lối vào.
Bên dưới chúng tạo ra khác khoang có mục đích rõ ràng, có khoang dành cho sóc con ở, khoang để giữ ấm thân nhiệt vào mùa đông, chúng còn tạo ra khác khoang để đề phòng lúc trời mưa nước ngập, và chúng còn tạo ra các khoang để lẩn trốn khi gặp nguy hiểm.
Sóc bắc Mỹ có tính xã hội rất cao, các thành viên trong gia đình sẽ tạo thành nhóm và sống trên một vùng lãnh thổ. Ngoài ra chúng còn được quan sát thấy với hành vi như chào nhau mỗi khi gặp mặt, bằng cách chạm vào mũi của nhau, áp đầu hoặc va vào răng cửa của nhau. Việc chào hỏi này chỉ xuất hiện trong bầy đàn và chúng không làm như vậy với các thành viên của bầy đàn khác.
Trên một cánh đồng cỏ rộng lớn thường có khoảng từ 15-26 nhóm gia đình, và những nhóm này ở trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, được ngăn cách phân vùng bằng các rào cản vật lý tạo ra các ranh giới rõ ràng, và cũng tại vùng biên giới, các sóc đực thường hay đánh nhau để tranh giành lãnh thổ, việc này xảy ra liên tục, một ngày lên đến tận 20 lần.
Khi 2 con sóc đang đánh nhau ở vùng biên giới, ban đầu chúng nhìn chằm chằm vào nhau, hai hàm răng cọ sát vào, và cho nhau ngửi những mùi hương độc đáo từ cơ thể. Khi chiến đấu chúng dùng răng cắn đối phương, đá và đâm vào nhau. Nếu đối thủ có kích thước bằng hoặc lớn hơn, thì các sóc cái sẽ lao vào cùng chiến đấu. Nếu không các sóc cái sẽ đi kêu gọi các sóc đực khác trong nhóm gia đình đến để tiếp viện.
Hầu hết các nhóm gia đình đều được một con đực trưởng thành và từ 2 đến 3 con cái cùng nhau dẫn dắt bầy đàn. Những con đực khác khi trưởng thành sẽ rời bỏ nhóm gia đình nơi mà nó sinh ra để tìm và bảo vệ tạo nên một nhóm gia đình mới, tại một vùng lãnh thổ mới.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Sau khi giao phối sóc đực sẽ không còn quan tâm gì đến sóc cái nữa. Mỗi năm sóc cái chỉ đẻ một lứa và sau khoảng 1 tháng mang thai, sóc mẹ đẻ ra khoảng 3 hoặc 4 sóc con.
Tất cả các công việc chăm sóc, nuôi dạy và thu thập cỏ làm tổ đều do sóc cái một tay làm. Sóc đực tuy không quan tâm nhưng nó có nhiệm vụ bảo vệ tốt vùng lãnh thổ.
Các sóc con dành 6 tuần đầu tiên ở dưới lòng đất, sau khi cai sữa chúng bắt đầu xuất hiện ở cửa hang và chui ra ngoài. Sau 5 tháng các sóc con sẽ dần trưởng thành.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình khoảng 8 năm, và cao nhất sống được 15 năm.
Tài liệu tham khảo: