Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh ( Sphenisciformes ). Chúng là một bộ chim không cánh, sinh sống chủ yếu ở dưới nước tại các khu vực nam bán cầu.
Xem thêm:
- Ó Biển | Loài chim săn mồi theo bầy đàn
- Chim điên bụng trắng đẻ hai trứng nhưng chỉ nuôi một con non duy nhất
Châu nam cực là nơi chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên trái đất. Nhưng họ nhà chim cánh cụt vẫn sinh sống và phát triển với hàng chục loài khác nhau.
Mô tả
Chúng có lông rậm, mỡ dày để có thể chịu đựng được rét. Trọng lượng cơ thể có thể thay đổi theo từng loài và có thể lên đến vài chục kg. Chúng thường sống thành bầy, số lượng lên đến hàng nghìn con.
Loài lớn nhất trong họ cánh cụt là loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) Khi trưởng thành chiều cao trung bình của chúng là khoảng 1,1m và cân nặng là 35kg. Còn loài chim cánh cụt nhỏ nhất là cánh cụt tiên, chỉ cao khoảng 40cm và cân nặng là 1kg. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở chim cánh cụt là loài nào có kích thước cơ thể lớn hơn thì có khả năng giữ nhiệt tốt hơn.
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian. Tuy nhiên, trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên.
Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng. Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp cho chim cánh cụt chịu được nước lạnh. Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế khi chúng đứng thẳng.
Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm, ở phần lưng gần như là một màu đen. Nó có tác dụng giúp cho chúng ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (như cá kình hay hải cẩu) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Còn bộ lông sẫm màu trên lưng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565 m và kéo dài tới 20 phút.
Chim cánh cụt có thính giác tốt. Các mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu của chúng để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Khả năng khứu giác của chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là “trượt băng”, điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.
Chim cánh cụt ăn gì?
Phần lớn loài chim cánh cụt ăn chủ yếu là các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi lội dưới nước. Nó tiêu tốn khoảng một nửa thời gian dành cho trên cạn còn nửa thời gian còn lại thì ở trong lòng đại dương.
Chúng có thể uống nước mặn một cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài trong dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.
Những con chim cánh cụt non
Trong bầy thường có các chim non, và các chim non này nhận được sự bảo vệ của cả bầy đàn, thế nhưng nhiều lúc vẫn xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn. Một con chim cướp biển xuất hiện từ trên trời, rồi cắp chim cánh cụt non bay lên không, vượt ra khỏi tầm bảo vệ của bầy cánh cụt. mặc cho chim non giãy dụa, mặc cho chim mẹ kêu gào. cứ thế nó quắp lấy chim non bay đi.
Đây cũng là hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt, khi chim mẹ mất con của nó, nó sẽ có ý đồ ăn trộm con của các chim cánh cụt mẹ khác. Có lẽ là để giảm sự thương tiếc con của nó. đây là một hành động bột phát về tình cảm, điều này đi ngược lại với các hành vi bản năng, và đây cũng là điều mà các loài động vật hoang dã khác không bao giờ làm khi chúng mất con.
Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi trộm chim non này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ bảo vệ các con của nó.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng hoảng sợ.
Sinh sản
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.
Ở một số loài con cái đẻ ít trứng (khoảng từ 1-2 trứng), và ấp trong khoảng 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng cơ thể. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Một điều thú vị ở loài chim này nữa là các con chim cánh cụt đực tự kết đôi với nhau và sinh sống với nhau như vợ chồng, chúng cũng làm tổ nhưng bên trong tổ không có trứng, thay vào đó là các hòn đá.
Các nhà khoa học đã thử tách chúng ra bằng cách mang các chim cánh cụt mái đến, nhưng điều này không khả quan vì mối quan hệ “uyên ương” này là quá mạnh.
Tài liệu tham khảo: