Đà điểu đầu mào phương Nam ( Casuarius casuarius ), hay còn được gọi là Đà điểu đầu mào hai yếm, đây là một loài chim chạy to lớn với bộ lông đen tuyền thuộc họ Đà điểu châu Úc.
Xem thêm:
Mục Lục
Đà điểu đầu mào phương Nam
Chúng còn là một trong ba loài thuộc chi đà điểu đầu mào, hai loài còn lại gồm Đà điểu đầu mào lùn ( Casuarius bennetti ) và Đà điểu đầu mào phương bắc ( Casuarius unappendiculatus ).
Ngoài ra đà điểu đầu mào còn có họ hàng gần gũi với loài chim Kiwi, chúng được tách ra từ cùng một tổ tiên cách đây khoảng 40 triệu năm.

Phân bố – Môi trường sống
Đà điểu đầu mào phương Nam được tìm thấy ở Indonesia , New Guinea và đông bắc Australia.
Loài này sinh sống chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhưng chúng vẫn sẽ lui tới các vùng thảo nguyên xen kẽ cây lâu năm hoặc rừng ngập mặn gần đó.

Mô tả
Đà điểu đầu mào phương nam khá nổi bật với bộ lông màu đen bóng, gồm những sợi lông mượt nhưng khá cứng. Chúng có mặt và cổ dài màu xanh lam, màu đỏ xuất hiện phía sau cổ và ở hai dải yếm dài khoảng 17,8 cm thòng xuống trước cổ.
Phía trên đỉnh đầu xuất hiện thêm một cái sừng dẹp màu nâu, cao từ 13 đến 16,9 cm. Chức năng của sừng chưa được biết nhưng có thể đây là một bằng chứng về tuổi tác, vì nó tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Cũng có thể đây là một bộ phận giảm chấn bảo vệ đầu, khi chúng lao nhanh qua những tán cây rậm rạp hoặc trong các khu rừng nhiệt đới.
Bàn chân có ba ngón rất to và mạnh mẽ, hơn thế các ngón chân còn được trang bị thêm móng vuốt sắc nhọn như dao găm, đặc biệt móng vuốt ở ngón chân trong dài đến tận 12 cm.
Cả hai giới tính khá giống nhau, nhưng đà điểu mái thường sẽ to lớn hơn con trống, bộ lông cũng dài hơn và các vùng da trần cũng sáng màu hơn.
Các đà điểu chưa trưởng thành có bộ sọc màu nâu sẫm và màu trắng kem. Sau từ 3 đến 6 tháng, các sọc mờ dần, bộ lông lúc này chuyển dần sang màu nâu. Khi chúng phát triển hơn đồng nghĩa với bộ lông ngày càng sẫm màu. Bộ lông hoàn chỉnh xuất hiện khi chúng được khoảng 3 tuổi.
Đà điểu đầu mào phương nam là thành viên lớn nhất trong gia đình đà điểu đầu mào, và chúng được xem là loài chim nặng thứ hai trên trái đất, với cân nặng tối đa lên đến 85 kg và chiều cao tận 190 cm.
Thông thường, chúng có chiều dài cơ thể từ 127 đến 170 cm, cao khoảng từ 1,5 đến 1,8 m và cân nặng trung bình của con mái khoảng 58,5 kg trong khi con trống nhẹ hơn, khoảng từ 29 đến 34 kg.
Đà điểu đầu mào phương nam ăn gì?
Đà điểu đầu mào chủ yếu tìm kiếm trái cây rụng trên nền rừng, chúng có thể tiêu hóa cả một số loại trái cây độc hại với các loài động vật khác một cách an toàn. Ngoài trái cây chúng cũng ăn cả nấm, thực vật, côn trùng và cả một số loài động vật có xương sống nhỏ khác.
Sinh sản
Vào mùa sinh sản, loài đà điểu này thường tạo các tiếng kêu như tiếng rít với cường độ cao.
Chúng là loài đơn độc, chỉ kết đôi vào cuối mùa đông hoặc mùa xuân và đây cũng là mùa sinh sản của chúng. Đà điểu trống làm một cái tổ rộng khoảng 100 cm trên mặt đất, trong tổ được lót thêm một lớp thực vật thân cỏ dày từ 5 đến 10 cm.

Đối với hệ sinh tháiĐà điểu mẹ đẻ từ 3 đến 4 quả trứng, đà điểu bố một mình ấp trứng trong khoảng 50 ngày. Sau khi nở, con non được đà điểu bố chăm sóc cho đến khi chúng đạt từ 8 – 18 tháng tuổi, lúc này đà điểu non sẽ chuẩn bị cho một cuộc sống tự lập.
Đà điểu đầu mào phương nam khá quan trọng với các khu rừng nhiệt đới, chúng giúp phân tán hạt giống, những hạt rất to khiến nhiều loài vật khác không thể làm được.
Nguy hiểm với con người
Đà điểu đầu mào phương Nam được xếp vào loài hung dữ, chúng được biết đến là loài nguy hiểm với con người và các động vật khác.
Khi tức giận, chúng có thể nhảy khá cao và đá với lực rất mạnh vào đối phương, kèm theo các móng vuốt sắc như dao găm của chúng. Tuy nhiên các trường hợp tử vong do loài đà điểu này gây ra là rất hiếm.

Mặc dù phải đối mặt với tình trạng mất môi trường sống do nạn khai thác gỗ, động vật hoang dã ăn trứng của chúng trong mùa sinh sản, kèm theo đó là nạn săn bắn trộm quá mức ở một số khu vực. Tuy nhiên theo sách đỏ ( IUCN 3.1 ) loài đà điểu này vẫn được xem là loài có ít mối quan tâm nhất.Hiện trạng bảo tồn
Tuổi thọ
Tuổi thọ trong tự nhiên chưa được biết, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt đà điểu đầu mào phương nam có thể sống đến tận 40 năm.
Video về loài Đà điểu đầu mào phương Nam
Tài liệu tham khảo: