Loài Vật

Thế giới động vật

Đại Bàng Ăn Rắn Nâu | Săn Cả Những Loài Rắn Cực Độc

Google news



Đại bàng ăn rắn nâu ( Circaetus cinereus ), đây là một loài chim săn mồi khá lớn trong gia đình họ Ưng (Accipitridae).

Xem thêm:

Phân bố

Đại bàng ăn rắn nâu được tìm thấy phổ biến ở khu vực châu Phi bao gồm Tây, Đông và Nam Phi.

Đại bàng ăn rắn nâu và con mồi
Đại bàng ăn rắn nâu và con mồi: Photo – africanbirdingtrips.com

Môi trường sống

Loài chim săn mồi này chủ yếu sinh sống trong các khu rừng mở và savan, những khu rừng khô với cây cao.

Đại bàng ăn rắn nâu
Photo – Bruno SCHMETZ/macaulaylibrary.org

Mô tả

Về cơ bản bộ lông của chúng có màu nâu sẫm, kèm theo các vệt lốm đốm nhẹ trên cánh. Màu tía sẽ xuất hiện trên lông khi ở một điều kiện ánh sáng nhất định. Phần dưới của đôi cánh có màu trắng xám bạc, tương phản với bộ lông màu nâu của nó.

Đại bàng ăn rắn nâu có dáng đứng thẳng với đầu to, mỏ cong quặp màu đen sắc nhọn, mắt màu vàng, đuôi ngắn và đôi chân trần cũng có màu vàng. Cả hai giới tính đều tương tự nhau, nhưng chim mái thường sẽ lớn hơn chim trống một chút, khoảng 5%.

Loài đại bàng này có chiều dài cơ thể từ 66 – 78 cm, trọng lượng trung bình giao động từ 1,5 – 2,5 kg. Sải cánh trung bình dài từ 160 – 185 cm, một số có thể đạt chiều dài lên đến tận 200 cm.

Chúng có cơ thể to lớn và mạnh hơn các loài đại bàng rắn khác, do đó những con rắn mà chúng bắt được cũng sẽ to lớn hơn, và bất kể là loài rắn đó vô hại hay có nọc độc.

Giống như những loài ăn rắn khác trong phân họ của chúng, đại bàng ăn rắn nâu cũng có khả năng bảo vệ tự nhiên để chống lại các vết cắn, với đôi chân dày.

Săn mồi

Khi săn mồi chúng thường đậu trên một ngọn cây hoặc mõm đá, nơi có thể cho chúng tầm nhìn tốt nhất, những lúc này chúng gần như là đứng yên bất động. Chúng dành khá nhiều thời gian trong ngày để đậu yên trên cây, và di chuyên từ cây này sang cây khác với khoảng cách ngắn.

Đại bàng ăn rắn nâu có vẻ là loài rất thích săn bắt các loài rắn, các con mồi thường bị làm cho rơi xuống đất và bị giết chết ngay trên mặt đất.

Đại bàng ăn rắn nâu
Photo – Dominic Sherony/commons.wikimedia.org

Cũng giống như hầu hết các loài đại bàng rắn khác, khi bắt được mồi chúng sẽ nuốt nguyên cả con rắn. Tuy nhiên với những con rắn quá to, chúng sẽ dùng đến cái mỏ cong quặp để xé toạt con mồi ra, nhưng điều này là hiếm.

Đại bàng ăn rắn nâu
Đại bàng ăn rắn nâu

Ngoài rắn loài đại bàng này còn ăn thêm cả thằn lằn, cóc, chim đất và một số loài động vật có vú nhỏ khác.

Sinh sản

Đại bàng ăn rắn nâu là kẻ đơn độc thậm chí ngay trong mùa sinh sản, chúng cũng ít khi được tìm thấy cùng nhau. Mùa sinh sản ở mỗi nơi mỗi khác, nhưng thường là từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau.

Tổ chủ yếu được làm trên cây và tương đối nhỏ, với chiều dài chỉ khoảng từ 60 – 70 cm. Chim mẹ đẻ 1 quả trứng duy nhất và ấp trong khoảng 50 ngày. Trong thời gian này chim trống có trách nhiệm mang thức ăn về.

Sau 95 – 112 ngày tuổi chim non bắt đầu rời tổ, và trở nên độc lập hoàn toàn sau khoảng 1 tuần đến 2 tháng sau đó.

Hiện trạng bảo tồn

Đại bàng ăn rắn nâu khá hiếm và có thể suy giảm về số lượng ở một số khu vực, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại trên một phạm vi rộng. Vì thế theo bách khoa toàn thư về sự sống, chúng được xem là loài có ít mối quan tâm (Ổn định)

Đại bàng ăn rắn nâu
Photo – carnivora.net

Tuổi thọ

Đại bàng ăn rắn nâu có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng từ 7 đến 10 năm.

Link Video Đại Bàng Ăn Rắn Nâu

 

Bài viết được tham khảo từ các nguồn sau:
wikipedia.org
oiseaux-birds.com
biodiversityexplorer.info


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Đi vào rừng sâu, nơi thiên nhiên hoang dã vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị tác động bởi bàn tay con người, là một trải nghiệm không chỉ kỳ [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Ở Thái Lan, có một khu chợ không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nó không nằm trong những khu phố đông đúc, cũng không được [...]
Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bộ tộc Hunza, sống tại một thung lũng hẻo lánh ở vùng núi Himalaya thuộc Pakistan, từ lâu đã thu hút sự chú ý của thế giới bởi tuổi [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x