Hồng hoàng Visayan (Penelopides panini) là một loài chim mỏ sừng sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới trên các đảo Panay, Negros, Masbate và Guimaras, và trước đây còn được tìm thấy trên đảo Ticao ở Philippines.
Xem thêm:
- Hồng hoàng mũ cát và vấn nạn đe doạ tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp
- Chim hồng hoàng và hành vi bí ẩn làm tổ trong khoang cây bịt kín
Mục Lục
Mô tả
Hồng hoàng Visayan có kích thước trung bình, với chiều dài thân khoảng 45 cm. Loài hồng hoàng này có bộ lông khá khác biệt giữa hai giới tính, chim trống có đầu và cổ màu trắng kem, trước ngực có màu trắng, phần bụng dưới màu nâu đỏ, phần đuôi màu trắng xuất hiện thêm chỏm màu đen rộng.
Mỏ và “sừng” (bộ phận đặc trưng trên đỉnh đầu loài chim mỏ sứng) của chim trống có màu đen, và phần trước mỏ có các đường vân màu vàng. Xung quanh mắt của loài chim này không lông và có màu trắng hồng. Chim mái có đuôi và mỏ giống chim trống, nhưng trừ một số chi tiết sau, đó là lông của chim mái có màu đen và mắt có màu xanh lam.
Phân bố
Hồng hoàng Visayan được tìm thấy trên các đảo Panay, Negros, Masbate và Guimaras của Philippines. Trước đây, nó cũng được tìm thấy trên đảo Ticao, nhưng có nguy cơ đã tuyệt chủng.
Môi trường sống
Loài chim này sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới, nơi có những tán lá rậm rạp. Chúng thường xuất hiện theo nhóm và có khả năng ngụy trang tốt trong môi trường rừng mưa.
Hành vi
Chim mỏ sừng Visayan sống theo nhóm và thường xuất hiện trong khu rừng mưa nhiệt đới có tán lá rậm rạp. Chúng có thể khó nhìn thấy do khả năng ngụy trang tốt trong môi trường. Hồng hoàng Visayan phát ra tiếng kêu ồn ào và liên tục giống như “ta-rik-tik”.
Hồng hoàng Visayan ăn gì?
Chủ yếu, hồng hoàng Visayan ăn trái cây. Ngoài ra, chúng cũng ăn côn trùng, bọ cánh cứng, kiến và đôi khi là giun đất.
Sinh sản
Hiện tại thông tin về sinh sản của loài này chưa được đầy đủ biết đến. (Đang cập nhật)
Hiện trạng bảo tồn
Hồng hoàng Visayan đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Dân số ước tính chỉ khoảng 1800 cá thể. Sự suy giảm dân số đang diễn ra nghiêm trọng bởi nạn săn bắn và mất môi trường sống do phá rừng gây ra. Phân loài trên đảo Ticao có thể đã tuyệt chủng. Loài chim này đang được quan tâm bảo tồn để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng hoàn toàn.
Tuổi thọ
Thông tin về tuổi thọ của hồng hoàng Visayan chưa được biết đến đầy đủ. (Đang cập nhật)
Tài liệu tham khảo: