Nhắc đến loài chim rồng rộc chắc ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loài chim với cái tổ treo, được dệt tinh xảo bằng những sợi lá cỏ nhỏ, dạng hình ống và lối vào thay vì ở phía trên như các loài chim khác, thì tổ rồng rộc lại đi ngược từ dưới đi lên.
Xem thêm:
- Vì sao tổ chim rồng rộc có lối vào trúc xuống dưới
Chim rồng rộc mẹ bất lực đứng nhìn rắn độc từ từ chui vào tổ.
Mục Lục
Tổ chim rồng rộc
Không những thế, tổ loài chim này còn rất dài, một số nơi được ghi nhận chiều dài tổ có thể lên đến tận 90 cm, vậy tại sao nó lại dệt nên những cái tổ như vậy? Là bản năng tự nhiên mà tạo hoá ban cho mỗi loài, hay là cả một quá trình tiến hoá để có được cái tổ hoàn hảo như ngay hôm nay.
Phân bố
Rồng rộc (Ploceus philippinus), là một loài chim dạng sẻ được tìm thấy nhiều ở các tiểu lục địa Ấn độ và khu vực Đông Nam Á.
Chúng sống thành bầy đàn và thường kiếm ăn ở các đồng cỏ, khu vực trồng trọt và cây bụi, thức ăn của chúng là các hạt, kể cả lúa giống do con người gieo trồng nên thường được xem là loài phá hoại, chúng còn ăn côn trùng, ếch nhỏ và loài nhuyễn thể.
Mô tả
Rồng rộc thuộc bộ sẻ kích thước cơ thể khoảng 15cm, lưng cánh và đuôi của cả chim trống và mái đều có hình dáng giống chim sẻ nhà, đặc biệt là chim mái, riêng chim trống ở đầu và ngực có màu vàng, vùng mặt, mỏ và dưới cổ là một màu đen.
Sinh sản.
Khi gió mùa về cũng là lúc chim rồng rộc làm tổ, chúng làm tổ theo bầy đàn. Thông thường mỗi khu vực có tới từ 20 đến 30 tổ, những khu vực này phải gần nguồn thức ăn để khi chim non ra đời thì nguồn thức ăn sẽ đủ để cung cấp cho chúng, gần nguồn nước, và vật liệu làm tổ cũng phải sẵn có.
Nguyên liệu làm tổ được chim lấy từ các đám cỏ gần đó, chúng dùng mỏ xé nhỏ lá ra, rồi bay về tỉ mỉ dệt từng cọng cỏ một, cho đến khi xong phần đầu.
Những tổ chim rồng rộc tuyệt đẹp và đầy công phu này là do một tay chim trống làm nên, ban đầu chim trống sẽ làm nên 1 cái tổ có tới 2 lối vào nhưng chưa thể dùng để cho chim mái đẻ trứng vì nó chưa có đáy.
Tổ chim rồng rộc ban đầu này chim trống phải mất 8 ngày để hoàn thành, tiếp đó chim trống sẽ đi tán tỉnh chim mái. Nếu chim mái chấp nhận làm vợ, thì chim trống sẽ tiếp tục dệt phần đáy tổ rồi dệt phần lối vào, để hoàn thành tổ chim trống phải mất 18 ngày làm.
Nếu hết mùa sinh sản mà các tổ chim rồng rộc vẫn chưa có lối vào, thì chứng tỏ chim trống không kiếm được đủ số vợ so với số tổ dự kiến ban đầu, và một khi chim mái chấp nhận làm vợ nhưng tổ vẫn chưa làm xong thì chim mái sẽ đẻ trứng vào các tổ của chim mái khác.Cả chim trống và chim mái đều là loài đa thê, trong một mùa chim trống có thể làm nên nhiều cái tổ chim rồng rộc chưa có lối vào rồi để đó và đi tán tỉnh các chim mái khác.
Tổ chim rồng rộc hoàn thành có hình dạng một ống dài, với khoang vào trúc ngược xuống đất, lối vào khá dài trung bình khoảng 20-30 cm.
Một số tổ ở các nơi khác có thể ngắn hơn, lối vào dẫn đến 1 khoang để chim mái đẻ trứng và là nơi chim non sau này sinh sống, phía trên cùng của tổ chim rồng rộc là phần tiếp giáp giữa nhánh cây và tổ được chim trống làm vô cùng chắc chắn, được dệt đi dệt lại nhiều lần trông chẳng khác gì sợi dây thừng, tổ dệt càng dày, càng tránh được những cơn mưa và kẻ thù.
Tổ chim rồng rộc thường được làm ở phía trên mặt nước, trên cây cọ, các cây cao lớn khác, và phải là nơi tận cùng của nhánh cây.
Khi dệt tổ chim trống còn cho cả đắt sét và phân của mình vào để giảm sự rung lắc tổ mỗi khi gió mùa thổi, và một điều nữa là các tổ chim thường được làm ở hướng phía đông của cây, nơi này giúp tổ tránh được những cơn gió mùa Tây Nam.
Chim mái sẽ đẻ từ 2 đến 4 quả trứng màu trắng, và ấp trong khoảng thời gian từ 14 đến 17 ngày. Chim trống đôi khi cũng hỗ trợ để chăm sóc chim non, nhưng chủ yếu vẫn là chim mẹ. Các chim non sẽ rời tổ trong khoảng 17 ngày.
Những chim non mái này sẽ sinh sản sau 1 năm tuổi, trong khi chim trống phải mất thêm nửa năm nữa.
Vì sao tổ chim rồng rộc lại có hình dạng như vậy
Lại nói đến chuyện vì sao tổ chim lại có hình dạng như vậy, thông thường các loài chim nhỏ làm nên những cái tổ tinh xảo để tránh hoặc che mắt kẻ thù, chim rồng rộc cũng vậy chúng làm tổ để giảm thiểu nhất sự tấn công của loài rắn.
Khi phát hiện trên cây có tổ chim, rắn sẽ mon men leo lên cây. Như được biết rắn là loài leo cây khá tốt, nhưng để ra đến nơi có tổ chim rồng rộc thì cũng có chút vất vả, thêm vào đó vì tổ chim rồng rộc khá dài có tổ dài đến 90cm, và lối vào trúc ngược xuống đất nên loài rắn muốn ăn trứng hay chim non, hoặc là phá vỡ tổ hoặc là chui vào tổ.
Nếu nói đến vấn đề phá tổ thì thật sự rắn ta không có khả năng đó, vì tổ chim được đan từ hàng ngàn sợi nhỏ khác nhau, đứng bên ngoài chưa chắc thấy được bên trong đừng nòi chi đến chuyện dùng mỏ để cắn xé tổ.
Còn nói đến chuyện chui vào tổ từ lối vào được trúc xuống đất, thì quả là điều không tưởng, loài rắn tuy có dài thật nhưng 1 phần đuôi ngoắc lấy cành cây, 2 phần thòng xuống cũng chưa tới lối vào tổ, thì rắn ta chỉ biết đứng nhìn tiếc nuối rồi bỏ cuộc xin thua cái loài rồng rộc này.
Tuy nhiên, rắn cũng không chịu thua, nếu không bắt được chim non trong tổ thì nó nằm phục sẵn trên cây đợi chú chim rồng rộc nào vô ý là nó đớp ngay.