Ong bắp cày khổng lồ châu Á ( Vespa mandarinia ), đây là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới.
Xem thêm:
Mục Lục
Môi trường sống
Loài ong bắp cày khổng lồ này có vẻ thích các vùng núi thấp và rừng rậm, chúng có vẻ lảnh tránh vùng đồng bằng và những nơi có khí hậu núi cao.
Mô tả
Bất kể giới tính, đầu của ong bắp cày khổng lồ châu Á có màu vàng cam nhạt, các sợi râu của chúng có màu cam nâu với phần gốc màu vàng cam. Mắt có màu nâu sẫm đến đen, chúng sở hữu cặp ngàm to khỏe màu đen trước miệng dùng để đào.
Ngực có màu nâu sẫm, đôi cánh có màu xám. Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 45 mm, sải cánh khoảng 75 mm. Chúng có phần bụng nổi bật với các dải màu nâu sẫm hoặc đen, cùng với màu vàng cam xen kẽ.
Loài ong bắp cày khổng lồ châu Á thường bị nhầm lẫn, với loài ong bắp chày chân vàng nhỏ hơn ( Vespa velutina ), hay còn được gọi là ong bắp cày châu Á, một loài xâm lấn đáng lo ngại trên khắp châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á ăn gì?
Ong bắp cày khổng lồ có thể bay xa đến 100 km một ngày, với tốc độ lên đến 40 km/ giờ. Chúng là những kẻ săn mồi mạnh mẽ, săn bắt các loài côn trùng có kích thước từ trung bình đến lớn, như ong mật, các loài ong bắp cày khác và cả bọ ngựa. Ngoài côn trùng chúng còn ăn cả nhựa cây và mật ong.
Một con ong bắp cày có thể giết chết 40 con ong mật mỗi phút, do chúng được sỡ hữu bộ hàm to lớn, các vết đốt của ong mật là không hiệu quả đối với chúng, vì cơ thể được bọc một lớp giáp vô cùng cứng cáp. Chỉ khoảng chưa đến 50 con ong bắp cày khổng lồ, có thể tiêu diệt hàng chục ngàn con ong mật chỉ trong vài giờ.
Đối với các loài ong bắp cày khác, chúng sẽ sử dụng cặp kìm to khỏe này cắt đứt đầu con mồi.
Nọc độc
Kim độc của ong bắp cày khổng lồ châu Á dài đến 6 mm, dài hơn khoảng 4,5 mm so với kim của loài ong mật. Chúng tiêm một lượng độc tố cực mạnh có tên mandaratoxin, loại độc tố này có thể gây chết người nếu bị nhiều vết đốt.
Trong trường hợp một người trưởng thành chỉ cần bị khoảng 5 con ong đốt cùng một lúc cũng có thể dẫn đến tử vong, hoặc một con trâu khỏe mạnh cũng sẽ không chịu được 20 vết ong đất đốt.
Theo một số thống kê gần đây mỗi năm ở Nhật Bản, số người chết do loài ong đất khổng lồ châu Á gây ra là khoảng 30 đến 40 người, còn ở Trung Quốc lời khuyên được đưa ra là nếu 1 người bị loài ong này cắn nhiều hơn 10 lần thì nên nhờ sự giúp đỡ của y tế, và cần được điều trị khẩn cấp nếu bị cắn lên đến 30 lần.
Nọc độc có thể gây suy thận, thực tế ở đây loài ong này đã giết chết 41 người, và làm bị thương hơn 1.600 người chỉ ở Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 2013.
Sinh sản
Ong chúa đã thụ tinh và chưa thụ tinh sẽ đi vào trạng thái ngủ đông theo một chu kỳ. Chúng sẽ bắt đầu xuất hiện vào đầu đến giữa tháng 4, lúc này chúng sẽ tìm và ăn nhựa cây để lấy năng lượng.
Ong chúa đã thụ tinh, bắt đầu tìm kiếm các vị trí phù hợp để làm tổ vào cuối tháng tư. Những con ong chúa chưa thụ tinh không tìm kiếm nơi làm tổ, và buồng trứng của chúng cũng không bao giờ phát triển đầy đủ, chúng sẽ tiếp tục tìm kiếm thức ăn, nhưng sau đó sẽ biến mất vào đầu tháng 7.
Ong bắp cày khổng lồ thường làm tổ ở chân núi thấp và rừng đất thấp. Chúng làm tổ trong lòng đất, chọn những cái hang có sẵn do loài gặm nhấm đào, hoặc làm tổ gần những gốc thông mục nát.
Ong chúa bắt đầu tạo bánh nhộng, nguyên liệu chủ yếu là mùn gỗ thu thập được khi kiếm ăn. Tổ gồm một trụ chính và trụ phụ nối với các bánh nhộng, mỗi tổ thường có từ 4 – 7 bánh nhộng. Bánh nhộng trên cùng thường bỏ không và bị mục nát, bánh nhộng lớn nhất thường nằm ở giữa đến dưới cùng của tổ.
Ong chúa chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự phát triển và bảo vệ tổ mới. Nó cung cấp thức ăn và bảo vệ đàn con của mình cho đến khi, những con ong thợ bắt đầu trưởng thành. Sau khi có ong thợ đảm nhiệm công việc tìm kiếm thức ăn và bảo vệ tổ. Lúc này ong chúa chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đẻ trứng.
Đến đầu tháng 8 đánh dấu một tổ đã phát triển hoàn chỉnh, chứa từ 3 bánh nhộng và khoảng 100 ong thợ. Sau giữa tháng 9, sẽ không có trứng nào được đẻ thêm nữa, mà sẽ tập trung chuyển sang chăm sóc ấu trùng. Các ong chúa chết vào khoảng tháng 10, tổ ong lúc này nhanh chóng suy yếu do các ong thợ chết dần và không được thay thế.
Các ong bắp cày đực xuất hiện vào cuối tháng 10. Chúng sẽ rời tổ và đợi ở ngoài lối vào, công việc của chúng là giao phối với những ong chúa mới đi ra từ tổ. Một khi ong chúa mới được giao phối (thường chỉ với một ong đực), chúng sẽ bắt đầu tìm kiếm địa điểm ngủ đông, thường là trong lòng đất, và sau đó sẽ trở lại và khoảng tháng 7 trước khi bắt đầu tạo ra một tổ ong bắp cày mới vào mùa xuân.
Thực phẩm của con người
Tại một số ngôi làng ở Nhật Bản, tổ ong bắp cày khổng lồ được đào bắt và nhộng ong được xem là món ngon sau khi được chế biến.
Link Video Về Loài Ong Bắp Cày Khổng Lồ Châu Á
Tài liệu tham khảo: